thương mại
1.4.1. Nhân tố thuộc về phía ngân hàng thương mại
a. Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại
Chính sách cho vay là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với hoạt động cho vay của NH nhằm định hướng và hướng dẫn hoạt động cho cán bộ tín dụng cũng như thể hiện trách nhiệm của họ trong việc cấp vốn vay cho khách hàng. Vì vậy, chính sách cho vay sẽ giúp ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro tín dụng. Thơng thường, các NHTM sẽ thiết lập một chính sách bằng văn bản, thể hiện những vấn đề liên quan đến tín dụng. Một số khoản cơ bản như: tiêu chuẩn danh mục cho vay của NHTM, quy mơ cho vay, loại hình tín dụng, lãi suất, hạn mức tín dụng, quy định về TSĐB, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia và nhiều nội dung khác.
Dĩ nhiên, cho vay tiêu dùng cũng là một phần quan trọng trong chính sách cho vay của các NHTM. Nếu ngân hàng có một chính sách CVTD hợp lý, rõ ràng, hiệu quả, NH chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nữa sử dụng những sản phẩm CVTD của mình. Các chính sách này cần được xây dựng trên
những thông tin, kiến thức chuẩn về thị trường, kinh doanh nhưng cũng cần linh hoạt với những biến động trong mơi trường ngành. Ví dụ:
- Chính sách khách hàng: một mặt, ngân hàng vẫn cần mở rộng mạng lưới khách hàng của mình, mặt khác, phịng trừ những đối tượng bị hạn chế cho vay theo quy định pháp luật. Như vậy, NH cần có những chính sách cụ thể khác nhau đối với từng nhóm khách hàng để họ nắm rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi đi vay.
- Chính sách về lãi suất: thơng thường khách hàng luôn muốn hưởng một mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, sau khi xem xét và cân nhắc dựa trên các quy định của NHNN và các NHTM khác, lãi suất đưa ra phải hợp lý, đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
- Chính sách về sản phẩm cho vay: NHTM tích cực cho ra mắt nhiều sản phẩm cho vay khác nhau, giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa và sử dụng sản phẩm phù hợp.
Thật vậy, NHTM đưa ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng thật sự giá trị, chính sách cho vay hợp lý, nhiều ưu đãi thì chắc chắn mảng CVTD ngân hàng đó sẽ được nhiều người tiếp cận và thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài, làm tăng doanh số, tối đa hóa giá trị và lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, khi thiết lập và sử dụng một chính sách cho vay sai lầm, các NH có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, thậm chí là phá sản. Như vậy, chất lượng CVTD phần nào chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những quy định mà chính sách cho vay của NHTM đưa ra.
b. Quy trình cho vay tiêu dùng
Nguồn: Giáo trình Ngân hàng thương mại (2013); Chủ biên: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà c. Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn huy động được từ các cá nhân và tổ chức kinh tế là một phần cốt lõi mà các ngân hàng ln cần đẩy mạnh. Nó thể hiện được vị thế, uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng đó trên thị trường. Nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng càng lớn, ngân hàng sẽ càng có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động tín dụng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Thêm vào đó, trong trường hợp, khả năng vốn huy động kém, vốn chủ sở hữu nhỏ hoặc giảm trong các năm, lợi nhuận khơng cao thì lúc này sức mạnh tài chính của NH giảm sút, NHTM sẽ phải sử dụng số vốn có được đó để ưu tiên tài trợ cho các hoạt động khác, lúc này, hoạt động CVTD sẽ bị thu hẹp và kìm hãm phát triển.
Có rất nhiều biện pháp để cải thiện quy mơ nguồn vốn huy động như: đẩy mạnh chiến dịch Marketing đến mọi nơi cả trong và ngoài nước, gửi tiết kiệm
hoặc mua trái phiếu với lãi suất ưu đãi, tri ân khách hàng những dịp quan trọng để thiết lập nhiều hơn, lâu dài hơn các mối quan hệ tín dụng,…
d. Chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng thương mại
Con người luôn là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động. Đối với cho vay tiêu dùng cũng vậy, các cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố chính quyết định đến chất lượng của các khoản vay. Cán bộ tín dụng là những người làm việc trực tiếp với khách hàng, từ khâu tư vấn, làm thủ tục thẩm định, giải ngân đến thu hồi vốn, thanh lý hợp đồng. Đặc biệt là ở hoạt động thẩm định cho vay, nếu những nhân sự không đủ năng lực và đạo đức nghề nghiệp để xảy ra những vấn đề như: nhầm lẫn về hồ sơ, pháp lý hoặc vụ lợi cá nhân mà quên đi nghĩa vụ của mình thì các NHTM sẽ có thể gặp những rủi ro đáng tiếc. Do vậy, hoạt động cho vay phục vụ đời sống đạt hiệu quả cao cần có những nhân viên đủ trình độ chun mơn, đạo đức, tích cực nâng cao những kĩ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, tin học để phục vụ công việc và đặc biệt là ln có trách nhiệm đối với cơng việc của mình. Có như vậy, q trình CVTD mới diễn ra an tồn, hiệu quả. Bên cạnh đó, thái độ và phong cách phục vụ cũng cần được quan tâm bởi hình ảnh của đội ngũ nhân viên chính là hình ảnh của NHTM. Một hình ảnh đẹp sẽ giúp ngân hàng có được nhiều thiện cảm hơn từ những “thượng đế” của mình, nâng cao cơ hội hợp tác lâu dài. Ngược lại, nếu đội ngũ nhân viên khơng đáp ứng được những u cầu đó thì một chính sách có tốt cũng sẽ trở nên vơ nghĩa. Từ đó kéo theo những hệ quả khơng tốt cho kết quả kinh doanh của NHTM.
e. Hiệu quả chiến lược Marketing của ngân hàng thương mại
Trước kia, các NHTM thường có suy nghĩ rằng, khách hàng khi có nhu cầu vay vốn sẽ tự động tìm đến họ. Tuy nhiên, với sự phát triển và cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng khốc liệt, hoạt động Marketing lại càng phải được chú trọng. Marketing ở đây khơng đơn thuần là quảng cáo mà nó bao gồm cả những cơng việc như phân tích, định vị khách hàng, nghiên cứu thị trường mục tiêu, chiến lược sản phẩm… để làm sao có thể quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới đơng đảo cơng chúng. Từ đó, NHTM sẽ thu hút và tạo dựng niềm tin đối với những khách hàng của mình. Bản thân các khách hàng cũng dễ dàng nhận ra những ưu điểm về sản phẩm so với ngân hàng khác và có mong muốn được sử dụng những sản phẩm của mình. Marketing sẽ là động lực thơi thúc khách hàng thực hiện các nhu cầu hiện có của họ với ngân hàng.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các NHTM đang chạy đua với nhau trên con đường chuyển đổi số. Trên thực tế, công nghệ hiện đại sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, giảm khối lượng công việc cho CBNV ngân hàng, việc quản lý khách hàng và các khoản vay của họ sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.
1.4.2. Nhân tố thuộc về khách hàng
a. Trình độ và đạo đức khách hàng
Cuộc sống hiện đại sẽ khiến cho nhu cầu chi tiêu của con người tăng cao. Khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ CVTD.
Bên cạnh đó, đạo đức khách hàng cũng tác động trực tiếp đến chất lượng của các khoản vay. Một khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, trung thực trong việc kê khai các thơng tin cần thiết và có ý thức thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ dễ dàng mở rộng tín dụng. Ngược lại, những KH có lịch sử tín dụng khơng tốt hoặc gian dối trong q trình vay và hồn trả nợ sẽ khiến cho ngân hàng gặp các vấn đề không thu hồi được nợ hay các rủi ro tín dụng khác.
b. Nhu cầu khách hàng
Mọi người dân đều có nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, thói quen, phong cách sống và những nhu cầu phục vụ đời sống khác của mỗi người lại khác nhau. Từ đó, tùy từng đối tượng khách hàng, các khoản vay cũng có những sự khác biệt về đặc điểm, loại hình, hạn mức, kì hạn, lãi suất…
c. Năng lực vay vốn và hoàn trả của khách hàng
Năng lực vay vốn và hoàn trả là những điều kiện ban đầu được NH cân nhắc kĩ trước khi cấp vốn vay. Thông thường, năng lực này thường được thể hiện qua thu nhập hàng tháng của người đi vay. Nếu KH có thu nhập ổn định, có thiện chí vay, cam kết trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo hợp đồng, ngân hàng sẵn sàng tạo điều kiện cho người lao động vay vốn. Điều này sẽ làm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, tăng an tồn tín dụng và lợi nhuận ngân hàng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng có thể gặp những rủi ro bất ngờ có thể làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của họ như: tai nạn nghề nghiệp, lừa đảo, thay đổi chính sách cơng ty…Những trường hợp như vậy cần được phát hiện sớm và kịp thời xử lý trước khi gây ra những thiệt hại lớn đối với ngân hàng.
1.4.3. Nhân tố từ môi trường hoạt động của ngành ngân hàng
1.4.3.1. Mơi trường chính trị, pháp luật
Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ là một nền tảng tốt để cuộc sống người dân được diễn ra bình thường. Có vậy, nhu cầu tiêu dùng mới được nâng cao, từ đó hoạt động CVTD sẽ nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.
Bên cạnh một nền tảng chính trị ổn định, một hệ thống pháp luật hồn thiện cũng là cơ sở cho thị trường tài chính ổn định và phát triển. Một mặt, nó thúc đẩy các tổ chức tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ và tạo niềm tin cho khách hàng. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sát thực tiễn là một định hướng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Nếu đảm bảo được tính minh bạch, đầy đủ, thống nhất, chúng ta sẽ có một hành lang pháp lý vững chắc, bảo vệ nghĩa vụ và quyền lợi cho cả người vay và người cho vay.
1.4.3.2. Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát ổn định, các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì người dân có thêm nhiều thu nhập. Lúc này, nhu cầu tiêu dùng của KH được kích thích tăng trưởng làm tăng các khoản vay của khách hàng. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế ổn định, các NHTM cũng yên tâm để mở rộng hoạt động tín dụng của mình.
1.4.3.3. Mơi trường văn hóa – xã hội
Trình độ dân trí, tâm lý, phong tục tập quán, thói quen có một sự ảnh hưởng khá lớn trong việc tiếp cận đối với các dịch vụ ngân hàng. Một số người có thói quen có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu sẽ cảm thấy e ngại khi sử dụng vốn vay NH cho mục đích tiêu dùng do tâm lý sợ nợ nần. Điều này khiến ngân hàng giảm doanh số cho vay, khó tiếp cận với khách hàng. Hoặc, một số vùng có trình độ dân trí, chất lượng lao động chưa cao làm giảm khả năng trả nợ và thậm chí gây tổn thất cho phía ngân hàng cho vay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tên tiếng anh: “Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank” là một trong những ngân
hàng TMCP có lịch sử lâu đời nhất, được thành lập vào ngày 12/08/1993, tiền thân là “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam”. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép Hoạt động Ngân hàng số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Hiện nay, trụ sở chính của VPBank nằm ở số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Số điện thoại: (84.24) 3928 8869 Fax: (84.24) 3928 8867
Mã chứng khoán: VPB
Tháng 03/2006, VPBank chính thức lựa chọn cổ đơng chiến lược là một định chế tài chính nước ngồi – Ngân hàng OCBC của Singapore. Vốn điều lệ của VPBank từ 500 tỷ đồng đã được nâng lên thành 1500 tỷ đồng vào tháng 07/2007 cho thấy sự phát triển vượt trội của ngân hàng trong giai đoạn này. Ngoài ra, năm 2006, Ngân hàng này cũng thành lập 2 công ty con là “Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” (VPBS sau đó được đổi thành VPS) và “Cơng ty Quản lý Tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”.
Năm 2010, với mục tiêu mơ hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, VPBank đã có những chuyển đổi nhất định. Điển hình trong đó là việc đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Bước sang năm 2012, VPBank công bố chiến lược 2012 – 2017, tiếp tục tập trung vào phân khúc bán lẻ và SME. Đặc biệt, VPBank đã nhận ra được tiềm năng về cho vay tiêu dùng và tập trung phát triển vào mảng này từ rất sớm. Một thương hiệu quen thuộc FE Creadit được ra đời vào năm 2010, là một phịng tín dụng tiêu dùng của VPBank. Đến tháng 02/2015, FE Credit đã thành công trong việc chuyển đổi thành một pháp nhân độc lập mới với tên gọi là “Cơng ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”. Liên tục được bình chọn là “Cơng Ty Tài Chính Tiêu Dùng Xuất Sắc Nhất Việt Nam” do Tổ chức Global Banking & Finance bình chọn, với 52% thị phần, FE Credit ln mang trong mình sứ mệnh “hiện thực hóa ước mơ” và mong muốn mở ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam. Đây không chỉ là một thương hiệu thông thường mà sâu trong đó cịn là cả một sự thấu hiểu dành cho khách hàng và cuộc sống của họ.
Một bước tiến quan trọng ngày 19/07/2017, theo Công văn số 5043/UBCK-GSĐC của Ủy Ban Chứng khốn Nhà Nước, VPBank được xác nhận là Cơng ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, mở ra giai đoạn phát triển hội nhập mới với vị thế hàng đầu Việt Nam.
Từ năm 2018 đến nay, VPBank liên tục khẳng định tên tuổi của mình trong nước cũng như mạnh dạn đẩy mạnh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những hoạt động chính là huy động vốn và cho vay tín dụng, VPBank cịn tham gia ở các lĩnh vực đa dạng khác như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài chính, quản lý rủi ro và bảo tồn vốn. Năm 2019, VPBank chính thức ra nhập “Câu lạc bộ 10.000 tỷ”, lợi nhuận trước thuế ở mức 11.477 tỷ đồng tại năm 2021, đây là một con số rất ấn tượng cho thấy sự nỗ lực cố gắng và hoạt động hiệu quả của các nguồn nhân lực. Đây cũng là lần đầu tiên và là đại diện ngân hàng tư nhân duy nhất lọt top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới theo Branch Finance, tăng 38 bậc trong bảng xếp hạng và mức định giá 871 triệu USD ở năm 2021.
Thật vậy, quá trình 28 năm hình thành và phát triển, VPBank từ một ngân hàng tư nhân nhỏ, trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ngày nay đã vươn tầm phát triển với số vốn điều lệ của ngân hàng đạt mức hơn 45 nghìn tỷ đồng (45.056.930 triệu đồng tại ngày 31/12/2021) và đạt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu về vốn trong thời gian sắp tới. Nền tảng