2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
2.1.5. Đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian qua
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2019 – 2021Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Doanh thu
Tăng trưởng (%) Chi phí
Tốc độ gia tăng (%) Lợi nhuận trước thuế Tăng trưởng (%)
Dựa vào những số liệu phân tích trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPB giai đoạn năm 2019-2021 có thể thấy doanh thu hoạt động của VPB tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2020 doanh thu tăng 2.677 tỷ đồng với tốc độ tăng 7,36% so với năm 2019, đến năm 2021 doanh thu tăng trưởng đến 5.268 tỷ đồng, tương đương 13,50% so với năm 2020. Mặc dù trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp nhưng doanh thu của VPB vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt. Chi phí hoạt động của VPB cũng có những biến động khá lớn, năm 2020 chi phí giảm 0,07% mà doanh thu tăng điều này làm cho lợi nhuận trước thuế của VPB đạt mức tăng trưởng lớn lên đến 26,10% tương đương 2.695 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2021 chi phí đã tăng lên đến 14,25% so với năm 2020 nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 14.364 tỷ đồng, tăng 10,33% so với năm 2020. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề từ đại dịch, thể hiện sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng. Vì vậy, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của VPB diễn ra ổn định và có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá ấn tượng. Vì vậy, VPBank vẫn gặt hái được rất nhiều thành tựu trong năm vừa qua: top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất, top 50 cơng ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (2018), “Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” (The Asian Banker bình chọn 2021), Ngân hàng Việt Nam có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2021 (Global Banking & Finance Review bình chọn), Top 1 các ngân hàng tư nhân tại VNR500 năm 2021, Ngân hàng số sáng tạo nhất 2021…