7. Kết luận :( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
3.5. Tình hình hoạt động 3 năm qua của MHB Tiền Giang
GIANG.
3.5.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Tiền Giang
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Để tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, cơng tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 2a: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB TIỀN GIANG ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1/ Tổng doanh thu 37.240 59.303 78.044 2/ Tổng chi phí 32.750 50.845 67.722 3/ Lợi nhuận 4.490 8.458 10.322
4/ Cơ cấu doanh thu - - -
+ Thu từ cho vay 35.143 56.702 74.851
+ Thu từ hoạt động cầm đồ 957 1.879 2.104
+ Thu từ thu lãi tiền gửi 91 122 117
+ Thu từ dịch vụ thanh toán 99 102 109
+ Thu từ thu phí, thu khác 950 498 863
( Nguồn: Phịng NVKD MHB Tiền Giang)
Bảng 2b: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB TIỀN GIANG
ĐVT: triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Tổng Doanh thu 37.240 59.303 78.044 22.063 59,24 18.741 31,60 Tổng Chi phí 32.750 50.845 67.722 18.095 55,25 16.877 33,19 Lợi nhuận 4.490 8.458 10.322 3.968 88,37 1.864 22,03 Lợinhuận/doanh thu(%) 12,06 14,26 13,22 - - - - Lợi nhuận/chi phí(%) 13,71 16,63 15,24 - - - -
(Nguồn:Phịng NVKD MHB Tiền Giang)
Hình 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB TIỀN GIANG
Qua bảng số liệu ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng biến đổi không đều. Các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm có khác nhau. Bên cạnh đó mức độ hồn thành kế hoạch đạt trên 100%, tuy nhiên đã giảm do tác động của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn: năm 2005 là 149,67%, năm 2006 là 108,17% và năm 2007 là 100,21%.
* Doanh thu: Nhờ chính sách thơng thống của nhà nước và điều kiện kinh
doanh thuận lợi nên khoản mục doanh thu không ngừng tăng cao, cụ thể năm 2006 là 59.303 triệu đồng tăng hơn 22.063 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 59,24%. Trên đà phát triển khơng ngừng thì doanh thu của ngân hàng năm 2007 tiếp tục tăng, tổng doanh thu năm 2007 là 78.044 triệu đồng tăng cao hơn năm 2006 là 18.741 triệu đồng, tương ứng với khoảng 31,6%. Đạt được thành tựu trên là kết quả của sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, sự phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các loại hình cho vay, mở rộng địa bàn và các loại hình cung ứng dịch vụ. Sự đổi mới trong phong cách phục vụ, đa dạng hóa các loại hình tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Sự tích cực trong cơng tác huy động vốn cũng như thu hồi nợ.
Sở dĩ nguồn thu của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2005 đến 2007 chủ yếu là từ thu lãi cho vay – khoản thu chính của ngân hàng. Khoản thu này tăng đặc biệt vào năm 2006, từ 35.143 triệu đồng vào 2005 lên 56.702 triệu đồng vào 2006 đạt tốc độ 61,35%, vào năm 2007 cũng tăng khá cao đạt 74.851 triệu đồng, để đạt được kết quả vượt bậc này ngoài việc ngân hàng thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng cịn thực hiện chính sách tăng lãi suất cho vay.
Cùng với việc tăng lên của thu từ lãi là sự tăng lên đáng kể của các khoản thu ngoài lãi. Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển thêm các dịch vụ có liên quan như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, cầm đồ, dịch vụ chi trả kiều hối, và các hoạt động khác…Việc phát triển các dịch vụ kèm theo ngày càng được ngân hàng chú trọng hơn bởi chúng không những làm tăng doanh thu, tạo thêm tiếng tăm cho ngân hàng mở
rộng địa bàn hoạt động mà còn giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay
Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của năm 2007 so với 2006 không cao bằng năm 2006 so với 2005: 31,6% so với 59,24%. Do trong năm 2007 nền kinh tế nước ta có nhiều biến động: Giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng mạnh, giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất trong nước, giá cả các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng, giá vàng và ngoại tệ liên tục biến động, dịch cúm gia cầm, thiên tai và các sự kiện khác… làm cho các thành phần kinh tế gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc kinh doanh của ngân hàng.
* Chi phí: Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta cịn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thơng thường tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể như sau: năm 2006 tổng chi phí là 50.845 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 18.095 triệu đồng tương ứng với khoảng 55,25% và năm 2007 tổng chi phí là 67.722 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 16.877 triệu đồng tương đương với khoảng 33,19%. Nguồn vốn để hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động và vốn vay, cho nên ngân hàng phải trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn này. Việc ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường vốn huy động đã làm cho khoản chi phí này tăng đáng kể.
Bên cạnh chi phí lãi ngân hàng cịn phải chi trả cho những chi phí khác nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Những khoản chi đó gồm: chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi thuế nhà nước, chi dịch vụ , chi khấu hao… tất cả gọi là chi phí ngồi lãi, khi ngân hàng càng mở rộng hoạt động thì chi phí này càng tăng. Như ta đã biết địa bàn hoạt động của MHB Tiền Giang khá rộng nên cán bộ tín dụng phải đi cơng tác khá xa, trong khi chi phí xăng dầu tăng nhanh nên ngân hàng phải hỗ trợ một phần cơng tác phí cho cán bộ. Ngồi ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và xu hướng hiện nay là tất cả các ngân hàng đều huy động với lãi suất cao nhất mà Ngân hàng nhà nước
cho phép là 12%/năm, ngân hàng còn thu hút vốn bằng nhiều chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn làm cho chi phí tăng khá cao.
* Lợi nhuận: Tất cả các nhận xét về một ngân hàng như: ngân hàng hoạt
động có hiệu quả hay khơng, có an tồn, có phát triển hay khơng thì phần lớn dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Do đó chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là thước đo hiệu quả để đánh giá về một ngân hàng.
Lợi nhuận chịu tác động trực tiếp của thu nhập và chi phí. Lợi nhuận của MHB Tiền Giang tăng mạnh qua các năm là do ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, mặc dù chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí vẫn khơng bằng tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể lợi nhuận qua các năm như sau: Năm 2006 là 8.458 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 3.968 triệu đồng, tốc độ tăng là 88,37%; năm 2007 lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ không bằng năm 2006: năm 2007 là 10.322 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 1.864 triệu đồng, tương ứng khoảng 22,03%. Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên giai đoạn 2006- 2007 không tăng cao bằng giai đoạn 2005-2006 là do kết quả của giai đoạn khó khăn của nền kinh tế: lạm phát leo thang, giá cả tăng đột biến, đồng Việt Nam mất giá … ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh với tiềm lực về kinh tế rất mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống MHB nói chung và MHB Tiền Giang nói riêng.
* Tóm lại kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Tiền Giang qua 3 năm
tăng trưởng khá tốt, cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó khơng thể khơng nói đến ý thức của người vay vốn vì đa phần họ cũng đã cơ bản thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả nên trả nợ ngân hàng tương đối tốt. Và để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý tốt chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang bị cơ sở vật chất cho ngân hàng thật tốt, đặc biệt là văn hóa phục vụ của cán bộ ngân hàng vì chính họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
* Do tính chất quan trọng của cơ cấu chi phí và lợi nhuận trong tổng doanh thu mà các nhà phân tích khơng chỉ quan tâm đến lợi nhuận và chi phí ở gốc độ tuyệt đối mà họ cịn quan tâm đến chúng ở gốc dộ tương đối, cụ thể qua các chỉ số sau:
+ Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu doanh thu, chỉ số này cao là tốt. Năm 2005 chỉ số này là 12,06%, đến năm 2006 là 14,26% tăng 2,2% so với 2005. Năm 2007 chỉ số lợi nhuận trên doanh thu là 13,22% giảm 1,04% so với năm 2006 nhưng vẫn tăng hơn năm 2005.
+ Chỉ số lợi nhuận trên chi phí: chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí, chỉ số này cao là tốt. Năm 2005 chỉ số này là 13,71%, năm 2006 chỉ số này là 16,63% tăng hơn so với năm 2005. Năm 2007 chỉ số này là 15,24% giảm so với năm 2006 nhưng vẫn cao hơn 2005. Qua đó ta thấy lợi nhuận thu được từ việc đầu tư của chi nhánh đã tăng, thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh là khá tốt.
=> Qua việc đánh giá tỷ trọng của lợi nhuận trong cơ cấu doanh thu và chi phí ta thấy:
- Tổng thu và chi đều tăng nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại, do dó kéo theo lợi nhuận cũng tăng chậm lại.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Tiền giang đều có những thay đổi theo chiều hướng khá tốt: giai đoạn sau có giảm hơn giai đoạn trước nhưng vẫn trong xu hướng đi lên. Tốc độ tăng có phần chậm lại là do những khó khăn mà trong cả hệ thống ngân hàng nói chung đều gặp phải: chi phí đầu vào cho đầu tư kinh doanh tăng nhanh làm cho các nhà đầu tư có phần e ngại trong việc bỏ vốn đầu tư ban đầu gây ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng; ngoài ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và chi phí cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, quảng bá hình ảnh… tăng khá cao làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
3.5.2. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của MHB Tiền Giang.
3.5.2.1.Thuận lợi:
- MHB Tiền Giang nằm ở trung tâm thành phố Mỹ Tho nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp,các cơng ty và người dân có thu nhập khá cao và ổn định, nên tạo điều kiện khá tốt cho ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay. Đồng thời địa bàn hoạt động của ngân hàng không chỉ là thành phồ Mỹ Tho mà còn các huyện Châu Thành, Tân Phước và Chợ Gạo, vì các huyện này chưa có phịng giao dịch, đây là các huyện có diện tích rộng và dân cư khá đơng đúc. Bên cạnh đó ngân hàng đã thành lập được gần 6 năm nên người dân trên địa bàn đã biết nhiều đến ngân hàng.
- Nhân sự là điểm mạnh của chi nhánh cụ thể như sau:
+ Nhân viên làm việc rất đồn kêt, hết lịng vì cơng viêc và nghiệm chỉnh tuân thủ nội quy cũng như những quy định chung của hệ thống.
+ Trình độ chun mơn và kinh nghiệm của nhân viên tại chi nhánh cao đặc biệt là nhân viên tín dụng về các lĩnh vực cho vay.
+ Bố trí nhân viên tín dụng rất hợp lý: mỗi nhân viên phụ trách địa bàn và mục đích cho vay khác nhau giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng thực hiện cơng tác thẩm định để đưa ra quyết định về món vay một cách hiệu quả.
+ Ngân hàng có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cán bộ ngân hàng thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường.
- Từ khi thành lập đến nay, MHB Tiền Giang luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của ngân hàng cấp trên cũng như sự quan tâm giúp đở của các cấp chính quyền địa phương.
- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống cơng nghệ hồn chỉnh và hiện đại trong nghiệp vụ kế tốn, tín dụng và thẩm định phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện và xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.
3.5.2.2. Khó khăn:
- Tuy bố trí cán bộ tín dụng khá hợp lý nhưng mỗi địa bàn chỉ có một người nên rất bất lợi khi cán bộ đi xuống địa bàn để thẩm định hay xử lý nợ, thì khi có
khách hàng đến làm việc thì phải đợi cán bộ về hay phải đến vào một hơm khác, gây cảm giác khó chịu cho khách hàng vì có thể do khách ở xa hay đã sắp xếp cơng việc để đi nhưng khơng có kết quả. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì khách hàng sẽ đến ngân hàng khác vay vốn.
- Cơ sở vật chất chưa thật đầy đủ và hiện đại: máy vi tính chưa đầy đủ, tồn bộ hệ thống máy vi tính chưa kết nối internet chỉ có mạng nội bộ, diện tích cho mỗi nhân viên làm việc chưa cao… những yếu tố này làm giảm năng suất lao động của các nhân viên trong ngân hàng và tạo ấn ượng không tốt cho khách hàng đến giao dịch.
- Hoạt động marketing chưa đủ mạnh:
+ Chiêu thị và cổ động bán hàng: việc khuyến mãi trong hoạt động huy động vốn khá thực tế( bằng tiền và tăng lãi suất huy động đúng đối tượng), tuy nhiên cịn hạn chế ở cơng tác tun truyền, giới thiệu về ngân hàng và chính sách của ngân hàng chưa tốt.
+ Hiện tại các sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng chỉ ở mức độ từng sản phẩm riêng lẻ chưa có sự gắn kết với nhau – chưa gắn kết sản phẩm huy động vốn, cho vay và thanh toán.
- Trên địa bàn thành phố có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh như ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, bưu điện…
- Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: lạm phát, giá xăng dầu leo thang, thiên tai,dịch bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách