Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.2. Xu hướng, cách làm truyền thông của các công ty sách tư nhân trên thế
thế giới
Hiện nay trên thế giới đã tổ chức rất nhiều hội sách quốc tế và đã đạt được những thành công to lớn, để lại dấu ấn trong ngành xuất bản, ví dụ như Hội chợ sách London (Vương quốc Anh). Hội chợ sách London là một trong những sự kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử xuất bản. Đây là nơi hội tụ của các nhà xuất bản, nhà phân phối, các tác giả trong việc kinh doanh và phát hành sách tại thủ đơ vừa có tính thương mại vừa đậm chất văn hóa của châu Âu – đó là London. Đây là một trong số ít các sự kiện có sự tham dự của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, phát hành sách. Hội chợ sách London đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những xu hướng đang hình thành và những đổi mới trong ngành công nghiệp xuất bản thế giới.
Một hội sách không thể không nhắc đến trên thế giới đó là Hội sách Frankfurt. Hội chợ sách quốc tế tại Frankfurt là hoạt động thường niên tại Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2015, có khoảng 7.000 nhà xuất bản trên tồn thế giới tham dự, thu hút khoảng 300.000 lượt khách đến tham quan.Vào năm này, nhiều đơn vị xuất bản lớn đã tham gia gian trưng bày của Việt Nam tại Hội sách Frankfurt đã diễn ra tại Cộng hòa Liên bang Đức. Trong sự kiện này, Việt Nam tham gia với gian trưng bày có diện tích 32 m2, lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài Phương Nam, hiều đơn vị xuất bản lớn trong nước cũng góp mặt tại khơng gian trưng bày của Việt Nam như: NXB Trẻ, Fahasa, cơng ty Trí Việt, Cơng ty Nhân Văn, Đông A, Alphabook… Năm 2016, Hội chợ sách Frankfrurt dự kiến được tổ chức từ ngày 19/10/2016 – 23/10/2016.
Ngoài ra, xu hướng sách điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sách điện tử (ebook) có những lợi thế to lớn mà chúng ta khơng thể phủ nhận như rẻ tiền, có thể lưu trữ cả một thư viện khổng lồ với hàng chục nghìn cuốn sách, cho đến việc các văn bản trong nó có tính siêu liên kết, cho phép người đọc truy cập tức thời đến tất cả các nguồn dữ liệu liên quan. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể thay thế được sách giấy ngay lập tức do vẫn cịn rất nhiều người giữ qn tính đọc sách giấy. Họ cho rằng sách giấy mang lại những cảm xúc “người” hơn các
Sách điện tử tại Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật phát triển. Theo thời gian, có thể thấy eBook đang dần thế chỗ của sách in, với sự hỗ trợ của công nghệ đã và đang làm thay đổi triệt để cách đọc sách của mọi người; nhiều người coi eBook như một cuộc cách mạng trên cả hai lĩnh vực xuất bản và văn hóa đọc trên thế giới. Trong tương lai, có thể sách điện tử sẽ rất phát triển tại Việt Nam bởi vì hiện nay, hạ tầng viễn thông và các dịch vụ viễn thông - CNTT Việt Nam đang được đánh giá là đã phát triển ngang tầm khu vực. Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về số người sử dụng Internet. Đây là những tiền đề rất quan trọng về mặt hạ tầng - điều kiện quan trọng cho việc phát triển sách điện tử trong tương lai ở Việt Nam. Hiện nay đã có nhiều cơng ty cơng nghệ và các cơng ty sách nhanh nhạy nắm bắt cái mới, nắm bắt được xu hướng người dùng, đã tập trung đi sâu vào phát triển loại hình sách này. Bên cạnh đó là nhiều NXB và cơng ty sách cũng đang bước đầu làm quen và bắt đầu bước chân vào thị trường mới mẻ này. Alpha Books cũng đã dần dần phát triển mảng sách điện tử.
Với sự phát triển của cơng nghệ và mạng xã hội thì xu hướng tự xuất bản sách đang có chiều hướng gia tăng. Các tác giả tự xuất bản đã sử dụng trang web, Facebook, Twitter, Instagram, Tumblr... để tạo lượng người theo dõi khổng lồ các tác phẩm trên những nền tảng này, trước khi tìm hợp đồng xuất bản truyền thống. Ví dụ như chàng trai Tyler Oakley nổi tiếng trên Youtube với gần 8 triệu lượt theo dõi. Anh mới phát hành cuốn sách có tên Binge trong năm 2015. Hay Douglas Wight, cựu nhà báo tờ News of the World, thành lập công ty riêng và mới đây hoàn thành cuốn sách tự xuất bản đầu tiên, cuốn tiểu sử của diva nhạc pop Rita Ora. Ông và đồng tác giả đã chọn bán phiên bản điện tử cuốn sách trên Amazon, đồng thời thực hiện bản in bìa cứng riêng. Cơng việc địi hỏi rất nhiều, bao gồm thỏa mãn các yêu cầu định dạng khác nhau của các cửa hàng sách điện tử, tổ chức ảnh minh họa bìa và tiếp thị. Nhưng kết quả bản điện tử trên Kindle đã được đón nhận tốt hơn dự kiến và bản in bìa cứng đã bán được hơn 3.000 cuốn. Wight đã thu đủ chi phí và hy vọng bắt đầu có lợi nhuận.
Ngồi ra, xu hướng sách giải trí cho người lớn cũng đang phát triển mạnh mẽ. Ví dụ như dịng sách tơ màu dành cho người lớn đã tạo nên một “cơn sốt” trên
toàn thế giới và người ta vẫn đang hi vọng sẽ có một sản phẩm tương tự nữa cũng tạo nên cơn sốt như vậy. Ví dụ như việc các nhà xuất bản chèn thêm những tranh ảnh minh họa vào nhiều ấn phẩm khác.
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với xuất bản còn nhiều bất cập, chưa tiến kịp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thời đại.Nhà nước chưa có các quy định cụ thể về người nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm ở Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề này đang diễn ra và cạnh tranh thuần túy theo quy luật thị trường, gây bất cập cho cả việc sản xuất và người sử dụng xuất bản phẩm; chưa có quy định cụ thể, phù hợp về năng lực những người quản trị trong doanh nghiệp xuất bản, in, kinh doanh xuất bản phẩm. Đặc biệt là còn thiếu các quy định, đòi hỏi về năng lực hoạt động của nhà xuất bản (NXB), doanh nghiệp in, phát hành xuất bản phẩm để tránh hiện tượng hoạt động không đúng chức năng hoặc không theo hiệu quả mong muốn.
Việc quy định các chế tài xử phạt cịn q nhẹ, khi xử lý thì x xoa, cả nể khiến các vụ việc vi phạm luật gia tăng, gây nhức nhối xã hội. Đó là các việc xuất bản không giấy phép, xuất bản thay đổi nội dung quy định trong giấy phép, in, nhân bản lậu, vi phạm bản quyền, kinh doanh xuất bản phẩm ngoài luồng, xuất bản phẩm có nội dung độc hại. Trong đó các xuất bản phẩm điện tử, các loại văn hóa phẩm nhạy cảm có tính đặc thù về sản xuất như băng đĩa chiếm phần lớn…
Các chính sách đặc thù đối với xuất bản chưa được nghiên cứu kỹ và ban hành cụ thể khiến cho hoạt động của nhiều cơ sở lúng túng và thiên về kinh doanh chụp giật. Nhiều NXB sống bằng liên kết, nhưng lại khơng kiểm sốt được đối tác, làm cho thị trường xuất bản phẩm rối loạn, cạnh tranh không cân sức giữa các thành phần, giữa người làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật với kẻ vi phạm luật. Mục tiêu kinh doanh xuất bản phẩm bị xa rời ở cơ sở, nhất là đã làm biến dạng các hiệu sách ở nhiều vùng, miền, làm cho cả mục tiêu kinh tế và văn hóa, tư tưởng của ngành đều khó đạt được.