6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu:
1.7 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu trước đâ y:
1.7.1.2 Eric J Levin và Rober tE Wright (2006):
Eric J. Levin và Robert E Wright đã thực hiện việc nghiên cứu với đề tài “Xác
định các nhân tố quyết định đến giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn” .
Hai ơng đã xây dựng mơ hình kinh tế cơ bản dựa trên những nguyên lý cơ bản là cung và cầu, phù hợp với thời điểm hiện tại giá vàng được xem là cơng cụ phịng ngừa lạm phát. Trong mơ hình của hai ơng thì các biến ảnh hưởng đến giá vàng gồm : tổng nguồn cung vàng, lãi suất cho vay vàng, lợi nhuận từ chênh lệch giá, phần bù rủi ro vỡ nợ. Nhu cầu về vàng trong ngắn hạn mà hai ông đưa vào mơ hình là giá vàng, tỷ giá giữa đồng Đôla và các ngoại tệ khác trên thế giới, lãi suất cho vay vàng, lạm phát tại Mỹ, độ bất ổn định của lạm phát tại Mỹ và rủi ro tín dụng.
Phương pháp phân tích được sử dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng là phương pháp phân tích hồi quy đồng liên kết, thời gian nghiên cứu là từ tháng 1/1976 đến tháng 8/2005. Phương pháp phân tích đồng liên kết thường được sử dụng để phân tích xác định các nhân tố có liên quan đến sự biến động của giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn.
Qua nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn. Trong dài hạn có mối quan hệ giữa giá vàng và đồng Đôla Mỹ. Mức giá chung của Mỹ tăng 1% thì giá vàng cũng tăng 1%, kết quả được chứng minh dựa trên kết quả thống kê có mối quan hệ trong dài hạn. Qua nghiên cứu đã chứng
minh giá vàng có tính đảm bảo trong dài hạn để chống lại lạm phát. Qua nghiên cứu cũng chứng minh mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ lạm phát, tỷ giá USD, lãi suất cho vay ngân hàng, phần bù rủi ro chính trị. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy giá vàng và mức giá chung có mối quan hệ chặt chẽ.
Các nhân tố quyết định trong ngắn hạn có mối quan hệ nghịch chiều là cung cầu và lãi suất cho vay vàng. Các nhân tố quyết định trong dài hạn có mối quan hệ thuận chiều là tỷ lệ lạm phát và độ bất ổn trong lạm phát, rủi ro tín dụng và tỷ giá USD. (Eric J. Levin và Robert E Wright, 2006)
Nhận xét : Qua nghiên cứu của tác giả đã cho thấy chiều hướng quan hệ của các
nhân tố đến giá vàng. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được vai trò hàng rào chống lạm phát của vàng.