Tình hình biến động giávàng trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 46 - 51)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu:

2.2 Tình hình biến động giávàng trong thời gian qua:

Từ năm 2000 đến 2002 giá vàng thế giới khơng có nhiều biến động so với giai đoạn giá vàng ổn định từ năm 1998 khi chỉ giao động quanh mức giá 275 USD/oz. Năm 2002, dư chấn của sự kiện 11/09 để lại cùng với việc một số công ty lớn của Mỹ như Enron, WorldCom, United Airlines, bị phát hiện có bê bối tài chính và phải tuyên bố phá sản, gây tác động xấu đối với kinh tế toàn cầu và tạo động lực cho giá vàng bắt đầu một quá trình tăng giá.

Năm 2003, kinh tế thế giới bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại, cùng với mức tiêu thụ dầu mỏ ngày càng cao của Trung Quốc, giá dầu mỏ tăng vọt. Năm 2004 giá dầu mỏ có thời điểm tăng đến mức kỷ lục trên 55 USD/thùng, trong khi đồng USD sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001, đã tạo động lực cho giá vàng lần thứ hai tăng lên trên mức 400 USD/oz từ cuối năm 2003 kể từ lần đầu tiên vào năm 1993.

Năm 2007 là năm mà kinh tế thế giới đang bắt đầu đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới, nơi khởi nguồn của khủng hoảng kinh tế là nước Mỹ. Bất động sản giảm giá mạnh, giá trị đồng Đô La Mỹ giảm giá mạnh so với các đồng ngoại tệ khác. Khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ đã kéo theo sự phá sản của hàng loạt tổ chức tín dụng. Khủng hoảng tại Mỹ nhanh chóng lan rộng đến các quốc gia khác. Các quốc gia châu Á, châu Âu là những quốc gia ảnh hưởng tiếp theo của cuộc khủng hoảng. Giá dầu liên tục tăng mạnh lên những mức kỷ lục mới, tác động mạnh tới nền kinh tế tồn cầu, giá vàng theo đó củng tăng lập đỉnh cao. Giá vàng thế giới liên tục tăng trong năm 2007 đặc biệt là các tháng gần cuối năm. Giá dầu và giá vàng tăng kỷ lục (gần 100 USD/thùng dầu và gần 850 USD/ounce vàng). Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ ngoại tệ lớn bằng USD và các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng các ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu.

Năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã đưa thị trường vàng trở nên sôi động hơn khi vàng trở thành tài sản đảm bảo an toàn nhất. Tuy nhiên, đến cuối năm giá vàng giảm giá mạnh. Năm 2008, giá dầu có thời điểm lên đến mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7. Khủng hoảng tài chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu… đã đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Các chuyên gia kinh tế ước tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu tới 30.000 tỷ USD. Hàng loạt các tập đoàn lớn của Mỹ phá sản và xin cứu trợ để tồn tại đặc biệt là vụ “Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Bong bóng tài chính và bất động sản bùng nổ đã khiến cho cả thế giới chao đảo. Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ đáng kể nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu lan rộng từ Hy lạp đến nhiều nước

khác trong khu vực Euro zone làm cho vàng trở thành lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư.

Khi giá vàng thế giới đã tăng nhanh, sự kiện Dubai hơm 25/11/2009 xin hỗn trả nợ gần 60 tỷ USD khiến thế giới rùng mình nghĩ đến khả năng kịch bản Lehman Brothers sẽ tái diễn, các nhà đầu tư nhỏ trên thế giới hoảng loạn và khơng kịp hình dung chuyện gì đang diễn ra khi giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc từ mức cao gần kỷ lục là 1,212.5 USD/ounce (ngày 2/12/2009) xuống còn 1,087.5 USD/ounce (ngày 30/12/2009).

Năm 2011, giá vàng vẫn kéo dài chu kỳ tăng giá có lúc tăng mạnh và tạo lập đỉnh ở mức giá 1771.88 USD/oz vào tháng 8, và sau đó theo quy luật sau một thời gian dài tăng mạnh, giá vàng đã có sự điều chỉnh khá mạnh và giao dịch quanh mức 1600 USD/oz vào tháng 8 năm 2012. (Nguyễn Tế Huy, 2012)

Năm 2013 là một năm vàng đã mất đi sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu mua vào từ đầu năm, nhà đầu tư đã lỗ hơn 25% trong khi đó, nếu giao dịch trên thị trường thế giới, mức lỗ thậm chí cịn lên gần 30%.

Mở đầu 2013, giá vàng trong nước được giao dịch ở mức 46,1-46,42 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Tuy nhiên, từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng/lượng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng/lượng, tương đương 24,7%.

Còn trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm từ mức 1.650 USD/oz xuống còn khoảng 1.200 USD/oz, giảm 450 USD/oz (-27,27%).

Như vậy, có thể thấy, vàng trong nước tuân theo xu hướng giá vàng thế giới. Sau mỗi lần vàng thế giới biến động, vàng trong nước cũng đều phản ứng theo ngay sau đấy, các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi vàng.

Trong năm 2013, yếu tố chính ảnh hưởng đến biến động giá vàng là các thơng tin từ chương trình Nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED). Với việc FED cắt giảm QE3 từ 85 tỷ USD/tháng xuống còn 75 tỷ USD/tháng, vàng đang ngày một trở nên kém hấp dẫn. Các quỹ đầu tư vàng trên thế giới đã tăng cường bán ra trong năm qua. Được biết, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng 500 tấn vàng từ đầu năm tới cuối tháng 12 này.Quỹ này hiện còn chỉ nắm khoảng 806 tấn vàng.

Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu EPFR Global, các nhà đầu tư đã rút 38,8 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào vàng trong năm nay, đánh dấu năm thoái vốn mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được theo dõi vào năm 2000.

Có thể nói thời gian qua sự biến động của giá dầu, bất động sản, khủng hoảng tài chính tồn cầu, khủng hoảng nợ công châu Âu có mối quan hệ với nhau. Khi giá dầu tăng là yếu tố ảnh hưởng làm giá vàng tăng giá bằng chung là năm 2003 ~2008 giá dầu tăng kéo theo sự tăng giá của giá vàng. Khủng hoảng tài chính năm 2007~2008 kéo theo khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm giá vàng tăng nhà đầu tư chuyển từ đầu tư từ các lĩnh vực khác của nền kinh tế sang đầu tư vào vàng tạo nơi trú ẩn an toàn.

Mặc dù tuân theo xu hướng thế giới, vàng trong nước vẫn không biến động nhanh và sát với vàng thế giới. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp mạnh vào thị trường vàng và tỷ giá giữa USD và VND do Nhà Nước định ra để kiểm soát cán cân xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng tạo sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Đồng thời, thị trường vàng Việt Nam chưa liên thơng hồn tồn với thị trường vàng thế giới nên giá vàng Việt Nam vẫn cao hơn giá vàng thế giới.

Với mục đích bình ổn thị trường vàng và đưa vàng khỏi rổ tiền tệ, NHNN đã trở thành nhà độc quyền sản xuất và cung cấp vàng miếng. Bắt đầu từ ngày 28/3 cho đến ngày 20/12, NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu. Tính đến phiên thứ 75, NHNN đã bán ra 1.799.900 lượng trên tổng số 1.912.000 lượng chào thầu. Tính ra, số vàng này tương đương khối lượng 67,5 tấn vàng.

Cùng với triển khai đấu thầu vàng, NHNN cịn áp dụng Thơng tư 12/2012/TT- NHNN.Theo đó, NHNN đã bắt các tổ chức tín dụng chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vàng trước ngày 30/6. Những chính sách này đang phát huy tác dụng giúp cho thị trường hoạt động trật tự hơn và cũng khiến cho vàng giảm bớt ảnh hưởng tới cung tiền (người dân không thể sử dụng vàng như một loại tiền tệ).

Gần đây, công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng lớn nhất, chiếm 90% thị phần của cả nước, cho biết công ty đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ngưng giao dịch vàng miếng khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng, đồng thời khẩn trương chuyển hướng mạnh sang sản xuất, chế tác, kinh doanh vàng nữ trang.

(Dương Thùy, 2014)

Nguồn : Kitco.com

Theo đồ thị trên cho thấy giá vàng thế giới tăng trong khoảng thời gian từ tháng 1/2000 đến cuối năm 2011. Từ đầu năm 2012 đến đầu năm 2013 giá vàng thế giới tăng giảm không ổn định.Từ đầu 2013 tháng 7/2014 giá vàng đã diễn biến giảm.

Đồ thị 2.2: Biến động giá vàng Việt Nam từ năm 2004~2013

Nguồn : Ngân hàng ACB

Theo đồ thị trên ta thấy giá vàng Việt Nam diễn biến tăng dần từ mức 7.86 triệu đồng/lượng tháng 1/2004 lên mức 46.94 triệu đồng/lượng tháng 10.2012. Từ tháng 11.2012 giá vàng đã giảm dần từ 46.8 triệu đồng/lượng xuống còn 35.23 triệu đồng/lượng.

Giải thích :

Ounce : Đơn vị tính của vàng = 1 troy ounces= 0.83 lượng. Lượng : Đơn vị tính của vàng = 1,20556 troy ounces.

(Trần Tâm Hiệp, 2014)

2.3 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước : 2.3.1 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)