6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu:
2.6 Nhận xét về các nhân tố ảnh hưởng đến giávàng tại Việt Nam từ kết quả
Prob. Chi-Square(5) : Giá trị chi bình phương bậc 5 : 0.879516>0.05 cho thấy
mơ hình khơng xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Giá trị này giúp ta phát hiện ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi có cịn xảy ra trong mơ hình nghiên cứu nữa hay khơng.
Prob(F-statistic): giá trị P-value(F)= 0.899232 cho thấy mơ hình khơng có xảy ra
hiện tượng phương sai sai số thay đổi, điều này chứng minh cho việc giải thích biến phụ thuộc là giá vàng tại Việt Nam của các biến độc lập trên.
Sau khi lấy logarit thập phân các biến rồi chạy hồi quy mơ hình, đồng thời thực hiện kiểm định White ta có giá trị Prob. Chi-Square(5) là 0.879516> 0.05 hiện tượng phương sai sai số thay đổi đã được khắc phục.
2.6 Nhận xét về các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu: nghiên cứu:
2.6.1 Nhận xét độ tin cậy của mơ hình và kết quả nghiên cứu:
Như vậy mơ hình (2) trên khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan, không bị đa cộng tuyến, không xảy ra hiện tượng hồi quy giả mạo và phương sai sai số thay đổi nữa.Vì vậy, kết quả trên là kết quả đáng tin cậy để giải thích cho giá vàng tại Việt Nam. Tác giả cũng hi vọng kết quả của ước lượng mơ hình là kết quả đáng tin cậy để giải thích tác động của các yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam. Các biến INF dừng ở nguyên phân, biến EX, VNI, WGP dừng ở sai phân bậc 1, biến M1 dừng ở sai phân bậc 2. Suy ra, mơ hình hồi quy là có thực và khơng phải là hồi quy giả mạo.
Mơ hình hồi quy cuối cùng thu được như sau :
Mơ hình này có giá trị R2= 79.1758% cho thấy mơ hình nghiên cứu có thể giải
thích được 79.1758% về giá vàng R2 sau điều chỉnh là 78.8% cho thấy các biến trong
mơ hình có thể giải thích được 78.8% về giá vàng, cịn lại 21.2% là các yếu tố khác ngồi mơ hình nghiên cứu. Điều này được giải thích bởi thời gian qua các hoạt động đầu cơ, tâm lý người dân và chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng trong thời gian qua.
Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ giá thay đổi tăng (giảm) 1 đơn vị thì giá vàng thay đổi tăng(giảm) 0.000635 đơn vị. Khi giá vàng thế giới thay đổi tăng(giảm) 1 đơn vị thì giá vàng trong nước thay đổi tăng(giảm) 0.020990 đơn vị.
Thông qua kết quả nghiên cứu ta thấy được sự tác động cùng chiều của tỷ giá và giá vàng thế giới đến giá vàng Việt Nam, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trên thế giới. Kết quả này cũng phù hợp với dự đoán ban đầu và tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.
2.6.2 Nhận xét chiều hướng tác động của các nhân tố đến giá vàng từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm : nghiên cứu thực nghiệm :
Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ giá, giá vàng thế giới có ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam, các nhân tố lạm phát, cung tiền M1, chỉ số VNI không ảnh hưởng đến giá vàng. Kết quả về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vàng được tóm tắt trong bảng sau :
Bảng 2.12: Kết quả chiều hướng ảnh hưởng các nhân tố đến giá vàng Việt Nam
Stt Nhân tố Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm Kỳ vọng về chiều hướng ảnh hưởng
Kết quả của bài nghiên cứu
1 Tỷ lệ lạm phát +/- + Không ảnh hưởng
3 Cung tiền M1 +/- + Không ảnh hưởng
4 Chỉ số VNI + - Không ảnh hưởng
5 Giá vàng thế giới +/- + +
Ghi chú : Dấu + chỉ tác động cùng chiều, dấu – chỉ tác động ngược chiều.
Nguồn : Tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm và từ bài nghiên cứu
Tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều với giá vàng là kết quả phù hợp, vì nguồn cung vàng của Việt Nam chủ yếu đến từ nhập khẩu, khi tỷ giá tăng/giảm sẽ ảnh hưởng đến giá vàng tăng/giảm tương ứng. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu của Sindhu (2010) và của Ismail và các cộng sự (2009).
Giá vàng thế giới có tác động cùng chiều với giá vàng là kết quả phù hợp, vì nguồn cung vàng của Việt Nam chủ yếu đến từ nhập khẩu, khi giá vàng thế giới tăng/giảm sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước tăng/giảm tương ứng. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với dự đoán ban đầu của bài nghiên cứu là giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có tương quan thuận chiều. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trong nước của Phạm Văn Bình (2013), Lê Phạm Hạnh Nguyên(2012).
Tỷ lệ lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê, như vậy sự biến động của tỷ lệ lạm phát không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam khác biệt so với nghiên cứu của Sinhu (2013), Ismail &các công sự (2009). Điều này chứng tỏ khi đồng tiền tăng giá hoặc giảm giá thì người dân khơng chuyển hướng sang mua vàng theo dự đốn ban đầu.
Cung tiền M1 khơng có ý nghĩa thống kê, như vậy sự biến động của cung tiền M1 không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam khác biệt so với nghiên cứu của Ismail & các công sự (2009) và Topcu(2010). Điều này chứng tỏ khi cung tiền tăng tác động lên đồng tiền tăng giá hoặc giảm giá thì người dân khơng chuyển hướng sang mua vàng
Chỉ số VNI khơng có ý nghĩa thống kê, như vậy sự biến động của chỉ số VNI không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam khác biệt so với nghiên cứu của Topcu (2010) và của Cengiz Toraman và các cộng sự (2011). Do hoạt động của thị trường chứng khoán chỉ thu hút một số nhóm nhỏ bộ phận dân chúng nên khi chỉ số VNI giảm nếu bộ phận dân cư này chuyển sang mua vàng thì cũng khơng tác động nhiều đến giá vàng.
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy giá vàng Việt Nam có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá và giá vàng thế giới. Vì vậy, để kiểm sốt tốt giá vàng Việt Nam trong tình hình giá vàng biến động như hiện nay thì ta phải có các chính sách kiểm sốt tốt tỷ giá để tạo ra sự ổn định tỷ giá thơng qua việc thực hiện các chính sách ổn định tỷ giá giúp ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, hạn chế sự ảnh hưởng của biến động giá vàng thế giới đến giá vàng Việt Nam nhằm tạo ra sự ổn định cho giá vàng và thị trường vàng Việt Nam .
Những mặt làm được của luận văn:
Luận văn thực hiện nghiên cứu sự tác động của các biến độc lập gồm : tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, cung tiền M1, chỉ số VNI, giá vàng thế giới đến biến phụ thuộc là giá vàng Việt Nam trong thời gian từ (tháng 1.2004 đến tháng 7.2013) bằng mơ hình hồi quy đa biến.
Các biến trong mơ hình đều có tính dừng, trong đó lạm phát dừng ở nguyên phân, các biến tỷ giá, giá vàng thế giới, chỉ số VNI dừng ở sai phân bậc 1, biến cung tiền dừng ở sai phân bậc 2. Do các biến đều có tính dừng nên thỏa mãn hồi quy không giả mạo. Đồng thời, các biến trong mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Qua luận văn đã thu được kết quả tác động của các nhân tố đến giá vàng như sau :
- Tỷ giá có tác động thuận chiều với giá vàng.
- Lạm phát khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Cung tiền M1 khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Chỉ số VNI khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua nghiên cứu cũng cho thấy 78.8% giá vàng Việt Nam được giải thích bởi các biến trên, còn lại 21.2% được giải thích bởi các nhân tố khác ngồi mơ hình nghiên cứu.
Những mặt hạn chế của luận văn và hướng mở rộng nghiên cứu sau này:
Do số liệu cung tiền tác giả chỉ lấy được số liệu đến tháng 7/2013 nên luận văn sử dụng bộ số liệu đến tháng 7/2013 chưa đảm bảo số liệu đầy đủ toàn năm 2013 và chưa phản ánh hết được tình hình giá vàng cuối năm 2013. Đồng thời, luận văn chủ yếu nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng chưa xét đến các yếu tố như yếu tố đầu cơ, tâm lý nhà đầu tư, chính sách quản lý của Nhà Nước… Hy vọng rằng, những hạn chế này sẽ được làm sáng tỏ ở những nghiên cứu tiếp theo.
Kết luận chương 2 :
Qua chương 2 ta đã thu được kết quả nghiên cứu với chiều hướng tác động của các nhân tố đến giá vàng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp ta tìm ra những giải pháp để ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM