Sửa đổi điều kiện về chủ thể vay vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 136 - 139)

6. Bố cục của luận án

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có

4.2.2. Sửa đổi điều kiện về chủ thể vay vốn

- Các điều kiện vay vốn của khách hàng cần có tài liệu chứng minh được quy

định tại Điều 7 Quy chế cho vay. Ví dụ như: đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có tài liệu chứng minh là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Các tài liệu chứng minh này phải chính xác và hợp pháp. Tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng vì nó xác định tư cách chủ thể của khách hàng vay là được phép hay không được phép tham gia quan hệ vay vốn ngân hàng. Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ và tài liệu do khách hàng cung cấp, NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam tiến hành thẩm định để quyết định cho vay hoặc không cho vay. Thực tế, việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức khi xác lập quan hệ vay vốn ngân hàng là rất khó khăn và khơng có cơ

sở rõ ràng. NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không thể quan sát bề

ngoài để đánh giá, xác định một người có năng lực hành vi dân sự (khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự) hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình…) hay bị mất năng lực hành vi dân sự (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) để xác lập hoặc từ chối xác lập quan hệ vay vốn với người đó. Trong khi tài liệu chứng minh một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là quyết định tuyên bố của tòa án trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định y tế có thẩm quyền. Thậm chí ngay cả khi một người khơng cịn bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự, tòa án vẫn phải

130

ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan. Nếu NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt

Nam yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài liệu này để chứng minh năng lực hành vi

dân sự của khách hàng thì thủ tục cho vay kéo dài, tác động đến tâm lý của người vay và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, theo chúng tôi, quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành vi dân sự của cá nhân nên sửa đổi thành “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” hoặc thay thế bằng quy định độ tuổi tối thiểu của cá nhân trực tiếp quan hệ vay vốn ngân hàng hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng với NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam (tài liệu chứng minh điều kiện này là giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác), các điều kiện vay vốn khác đối với khách hàng cá nhân, người đại diện hợp pháp của tổ chức nên

giao cho các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chủ động hướng dẫn

trên cơ sở quy định của pháp luật.

- Cần điều chỉnh lại các đối tượng cấm cho vay. Việc quy định các đối tượng

cấm cho vay tại Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 đã vơ hình chung loại bỏ

những khách hàng tiềm năng của các TCTD. Quy định cấm cho vay đối với các đối tượng đó là làm lành mạnh quan hệ cho vay, ngăn ngừa các cá nhân có tư lợi. Thực tế, bằng cách này hay cách khác, nguồn vốn vẫn được chuyển đến các đối tượng nói

trên dưới các hình thức trá hình khác nhau mà pháp luật khơng kiểm soát được. Do

vậy, pháp luật cần sửa đổi các quy định về các đối tượng thuộc diện cấm cho vay, theo đó cha mẹ, vợ chồng, con của thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương vẫn có

quyền vay vốn nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn do pháp luật quy định (như

khoản vay phải được bảo đảm tồn bộ bằng tài sản có tính thanh khoản cao: sổ tiết kiệm, số dư trên tài khoản …).

- Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại NHTM có vốn đầu tư nước ngồi

131

mục đích vay vốn nêu trên của Quy chế cho vay chỉ áp dụng chung đối với các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác, chứ không nên điều chỉnh đối với cá nhân, hộ gia đình vì họ khó có thể đáp ứng được điều kiện “có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật”. Thực tiễn, nhiều cá nhân và hộ gia đình vay vốn tại NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam để phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình hoặc tiêu dùng, như: vay vốn ngân hàng để mua ô tô hoặc sửa chữa nhà, mua nhà … nên họ không thể lập phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. Trong thời gian qua, nhiều NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt

Nam (như ngân hàng ANZ, HSBC…) cho vay cán bộ, nhân viên của mình và các

cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng khác … chủ yếu dựa trên thu nhập hàng tháng và nguồn trả nợ của người đi vay. Trong các trường hợp này, nếu hồ sơ vay vốn có phương án phục vụ đời sống khả thi thì đó cũng chỉ là biện pháp mang tính chất đối phó cho phù hợp với quy định của NHNN, không phản ánh đúng bản chất thực của quan hệ vay vốn giữa NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam

và bên vay. Vì vậy, nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình, cá nhân cần

được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật riêng, không nên quy định trong Quy chế cho vay để áp dụng các điều kiện cho vay chung như các chủ thể vay vì mục đích sản xuất, kinh doanh.

- Đối với khách hàng vay vốn là pháp nhân, cá nhân nước ngoài, Quy chế

cho vay đang hạn chế các NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam cho vay đối

với tổ chức nước ngồi khơng có tư cách pháp nhân (chỉ cho vay đối với pháp nhân). Điều này là không phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan được ban hành gần đây. Ví dụ, Thông tư số 45/2011/TT-NHNN ngày 30/12/2011 của

NHNN cho phép các TCTD cho vay ra nước ngoài đối với khách hàng là người không cư trú. Hiện nay, Quy chế cho vay yêu cầu các NHTM phải xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngồi mà pháp nhân đó mang quốc tịch hoặc cá

132

nằm ngoài khả năng và hiểu biết của các NHTM Việt Nam. Nếu NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam phải thực hiện thủ tục xác minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo quy định nêu trên thì thời gian cho vay bị kéo dài và phát sinh thêm chi phí dẫn đến lãi suất vay tăng lên. Hơn nữa, Quy chế cho vay chỉ cho phép các NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam cho vay đối với pháp nhân nước ngồi vơ hình chung đã ngăn cản các

NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam trong việc cạnh tranh với ngân hàng

nước ngoài để cho vay đối với tổ chức nước ngồi khơng phải là pháp nhân, trong khi Quy chế cho vay đã mở rộng khách hàng vay trong nước là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên; đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú. Do đó, Quy chế cho vay có thể dẫn chiếu quy định này để làm căn cứ xác định điều kiện cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi. Vì vậy, đối tượng vay vốn “Các pháp nhân, cá nhân nước ngoài” tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quy chế cho vay hiện nay cần sửa đổi thành các tổ chức, cá nhân nước ngoài là người cư trú hợp pháp tại Việt Nam và tổ chức, cán nhân nước ngoài là người không cư trú.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)