6. Bố cục của luận án
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có
4.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm
- Bổ sung khái niệm “ngân hàng con 100% vốn nước ngoài” cho phù hợp với
những cam kết của Việt Nam với WTO và trong Hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ. Bởi lẽ như đã nêu ở trên, TCTD nước ngoài được hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Luật các TCTD năm 2010 và Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của
NHNN mới chỉ quy định khái niệm Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh (đã nêu tại mục 2.1.2 Chương 2). Xét ở góc độ sở hữu, khoản 30 Điều 4
Luật các TCTD năm 2010 quy định công ty con của TCTD là công ty mà TCTD hoặc TCTD và người có liên quan của TCTD sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. Do vậy, Luật các TCTD năm 2010 đã hạn chế ngân hàng nước ngoài thành lập “ngân hàng con 100% vốn nước ngồi” dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, trong đó ngân hàng
nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ, tức là ngân hàng được thành lập ở Việt
Nam phải là ngân hàng con của ngân hàng nước ngoài (sở hữu trên 50% vốn điều lệ) và có vốn điều lệ thuộc sở hữu của ngân hàng nước ngồi đó và các ngân hàng nước ngoài khác.
- Sửa đổi tên “Hợp đồng tín dụng” thành “Hợp đồng cho vay” và có định
nghĩa về hợp đồng cho vay. Cho vay chỉ là một hình thức cấp tín dụng và có những đặc điểm đặc thù so với các hình thức cấp tín dụng khác, như: thời hạn cho vay, lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn, kỳ hạn trả nợ gốc, kỳ hạn trả nợ lãi .v.v..Cho nên, hợp đồng cho vay cần có những đặc điểm riêng so với hợp đồng cấp tín dụng khác.
128
Thêm nữa, các hình thức cấp tín dụng khác cũng được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật riêng tương ứng với loại hình cấp tín dụng đó. Ví dụ hiện nay nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh bởi Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày
25/06/2015 của NHNN, trong đó có định nghĩa về hợp đồng bảo lãnh; nghiệp vụ
chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi đối với khách hàng được điều chỉnh bởi Thơng tư số 04/2013/TT- NHNN ngày 01/03/2013 của NHNN, trong đó có định nghĩa về hợp đồng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác… Mặt khác, khái niệm hợp đồng tín dụng tại Điều 51 Luật các TCTD năm 1997 đã được huỷ bỏ và khơng cịn được quy định trong Luật các TCTD năm 2010. Quy chế cho vay hiện nay chỉ điều chỉnh việc
cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng không phải là TCTD nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống; Quy chế cho vay khơng điều chỉnh việc cấp tín dụng dưới các hình thức khác (bảo lãnh, chiếu khấu, tái chiết khấu, bao thanh tốn…). Chính vì vậy, theo chúng tơi, khái niệm hợp đồng tín dụng tại Điều 17 Quy chế chế cho vay cần được sửa đổi tên thành “hợp đồng cho vay” và được định nghĩa như sau: Hợp đồng cho vay
là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng (gọi là bên đi vay), theo đó bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định và khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả lại cả gốc và lãi cho bên cho vay theo thỏa thuận.
- Bổ sung khái niệm “người” trong BLDS năm 2005. Thực tiễn, các phương
thức xử lý tài sản bảo đảm nêu tại Chương 3 đang có những ý kiến khác nhau về khái niệm “người” dẫn đến ngân hàng khó thực hiện trên thực tế. Hiện nay, có quan điểm cho rằng chỉ có cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân mới được uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (khoản 1 Điều
143 BLDS năm 2005), nên nhiều trường hợp tòa án, viện kiểm sát, cơ quan công
chứng … đã không chấp nhận hợp đồng uỷ quyền hoặc văn bản uỷ quyền ký giữa
khách hàng (tổ chức, cá nhân) với NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam về
129
từ ngày 01/01/2017) quy định “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân,
pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” nhưng quy định này chưa giải
quyết được triệt để vướng mắc nêu trên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu BLDS năm
2015 cần được tiếp tục thực hiện kết hợp với tổng kết từ thực tiễn thi hành để làm rõ
và bổ sung khái niệm “người”. Theo chúng tôi, khái niệm “người” trong BLDS cần được hiểu bao gồm pháp nhân, cá nhân.