Sửa đổi quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 145)

6. Bố cục của luận án

4.3. Sửa đổi quy định về bảo đảm tiền vay

4.3.3. Sửa đổi quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Cần thống nhất phương thức xử lý đối với tất cả các loại tài sản bảo đảm. Về

nguyên tắc, tất cả các tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm, được đưa vào lưu

thơng, được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thì khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận bảo đảm được thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức đã thỏa thuận mà không cần xin phép và cho phép xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan quản lý nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, có thể thay thủ tục “xin phép” bằng thủ tục “thông báo” việc xử lý tài sản bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

Mặc dù khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ đã bổ sung quy định phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không thuộc tài sản bảo đảm nhưng thực tế quy định này chỉ được thực hiện khi có sự hợp tác, đồng ý của bên có tài sản gắn liền với đất. Cho nên, thực tế xử lý loại tài sản bảo đảm nói trên vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc, thời gian xử lý kéo dài. Do vậy, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần bổ sung quy định trong trường hợp không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm có quyền tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thu hồi nợ. Giá trị tài sản bán đấu giá cần được xác định riêng biệt đối với tài sản bảo đảm và tài sản không được dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận bảo đảm chỉ được hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán tài sản bảo đảm, phần tiền cịn lại nếu có (khơng được thế chấp, cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ) phải được trả cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp

chủ sở hữu tài sản đồng ý để bên nhận bảo đảm thu nợ từ số tiền đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)