6. Bố cục của luận án
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có
4.2.3. Sửa đổi các nguyên tắc và điều kiện vay vốn
- Nguyên tắc vay vốn được xác định trên cơ sở chính sách tín dụng của Nhà
nước trong từng giai đoạn, yêu cầu bảo đảm an toàn cho các hoạt động ngân hàng và quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Hiện nay, tại Điều 6 Quy chế cho vay quy định nguyên tắc: khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa phản ánh đúng chức năng trung gian tài chính và mục tiêu hoạt động của NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam vì như đã phân tích ở trên,
133
nguồn vốn cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân gửi tiền. Cho nên, NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam cần thu hồi đầy đủ vốn cho vay (bao gồm cả gốc, lãi và phí, nếu có) đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng để bảo đảm khả năng
chi trả cho tổ chức, cá nhân gửi tiền khi đến hạn hoặc rút trước hạn. Do đó, trong trường hợp khách hàng vay trả nợ đúng thời hạn (gốc và lãi) nhưng không trả đầy đủ (trả đủ nợ gốc và một phần nợ lãi hoặc trả một phần nợ gốc, một phần nợ lãi) thì nguồn vốn thu hồi từ cho vay khơng bảo đảm cho NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam chi trả tiền gửi đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức, cá nhân gửi tiền. Khi đó,
NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam có thể phải cân đối nguồn vốn và điều
chuyển vốn từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật để thanh toán tiền gửi đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức, cá nhân gửi tiền. Chính vì lẽ đó, chúng tơi cho rằng ngun tắc vay vốn nêu trên nên sửa đổi thành khách hàng vay vốn của TCTD phải bảo đảm hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Điều kiện về bảo đảm tiền vay. Một trong các điều kiện vay vốn được quy
định tại Điều 7 Quy chế cho vay là khách hàng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Tuy nhiên, kể từ ngày 14/01/2007, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có hiệu lực và thay thế Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD, nghĩa vụ trả nợ tiền vay ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản được điều chỉnh thống nhất theo quy định của BLDS và quy định về giao dịch bảo đảm tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn. Mặt khác, bảo đảm tiền vay khơng cịn là điều kiện bắt buộc để
NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cho vay vốn đối với khách hàng. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP nêu trên, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
163/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của NHNN đều không quy định bảo
134
mà đã thống nhất điều chỉnh giao dịch bảo đảm, trong đó có hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trong quan hệ dân sự, TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thực tế, các NHTM trong nước và NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam dường như khơng coi biện pháp bảo đảm là điều kiện bắt buộc để cho vay đối với khách hàng mà chủ yếu dựa vào khả năng tài chính, dịng tiền trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng. Ví dụ như các
NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam đang áp dụng phương thức cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ, nhân viên của các cơ quan nhà nước
hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty lớn của Nhà nước… Chính vì vậy, khoản 5 Điều 7 Quy chế cho vay quy địnhk về điều kiện bảo đảm tiền vay cần được huỷ bỏ để bảo đảm phù hợp với thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.