Tình hình ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 41)

2.1.4 .Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.4.2 .Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Tình hình ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

2.2.1.1. Tình hình thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2.2: Tình hình thu ngân sách địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng thu NSĐP 14.578.610 14.862.763 15.362.767 17.498.000 21.990.000

Nguồn: Thống kê Tài chính của Bộ Tài chính

Biểu đồ 2.2: Tình hình thu ngân sách địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Thống kê Tài chính của Bộ Tài chính

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh cũng liên tục tăng, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách địa phương nhìn chung đều tăng ở mức cao. So với năm 2011, thu ngân sách địa phương chỉ ở mức gần 14.600 tỷ đồng, thì đến năm 2015 mức thu này đã tăng gấp gần 1,507 lần lên đến gần 22.000 tỷ đồng. Trong khi nhiều tỉnh, thành trong cả nước khó hồn thành chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước thì đến tháng 11 năm 2015, Vĩnh Phúc đã đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu thu ngân sách. Tỷ lệ thu nội địa tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nếu năm 2011 là 11.300 tỷ đồng thì đến năm 2015 thu nội địa của tỉnh đạt mốc 19.200 tỷ đồng. Tỷ lệ thu từ xuất nhập khẩu và thuế cũng gia tăng trong giai đoạn này. Với kết quả này, Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị thế của địa phương đứng thứ 2 toàn miền Bắc và đứng thứ 5 cả nước trong thu nộp ngân sách nhà nước. Sở dĩ ngân sách địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là do theo đà phát triển của kinh tế chung của cả nước, Vĩnh Phúc cùng là một trong số vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng Sơng Hồng, có nhiều khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, nên số thu ngân sách hàng năm của tỉnh là không hề nhỏ. Vĩnh Phúc cũng là đơn vị nhiều năm có tỷ lệ nợ thuế thấp so với tổng thu NSNN (tỷ lệ nợ thuế cho phép của ngành thuế cả nước được tính là dưới 7% trên tổng số thu; tỷ lệ này ở Vĩnh phúc là 5% trên tổng số thu). Nhìn chung, khoản thu ngân sách địa phương của tỉnh tương đối ổn định và đảm bảo cho chi ngân sách của địa phương. Trong kỳ, mặc dù nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp

ngân sách của tỉnh và khả năng huy động nguồn thu từ tài nguyên đất giảm sút nhưng với những giải phát quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh như việc giảm thiểu thời gian kê khai, nộp thuế cho doanh nghiệp, tăng cường quản lý thu ngân sách... thu ngân sách tỉnh trên địa bàn vẫn đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những cơ hội đem lại thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng là một thách thức lớn đối tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu có đóng góp nhiều vào tăng trưởng, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh như ô-tô, xe máy...sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm nhập khẩu.

2.2.1.2. Tình hình chi ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2.3: Tình hình chi ngân sách địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng chi NSĐP 14.273.692 14.550.205 15.098.992 17.212.200 21.098.300

Nguồn: Thống kê Tài chính của Bộ Tài chính

Do nguồn thu ngân sách trong tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi của tỉnh, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 đạt hơn 82.200 tỷ đồng bằng gần 1.67 lần so với cả giai đoạn 2006-2010 là 49.100 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3: Tình hình chi ngân sách địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Thống kê Tài chính của Bộ Tài chính

Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 bằng 2,63 lần so với thực hiện giai 32

đoạn 2005-2010. Chi đầu tư phát triển chiếm 40,2% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn 2011-2015.

Chi thường xuyên giai đoạn 2011-2015 bằng 2,87 lần so với thực hiện giai đoạn 2005-2010, chiếm 33,8% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn.

Chi ngân sách gia tăng nhanh, trong đó đặc biệt là chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo...tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu phát triển trong tương lai.

2.2.1.3. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -2015

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt trong những năm qua nguồn thu ngân sách nhà nước tỉnh tăng mạnh, do vậy số tuyệt đối chi ngân sách nhà nước cho ngành khoa học và công nghệ của tỉnh cũng như các khoản chi cho các lĩnh vực khác không ngừng tăng. Trong nhiều năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách, chủ trương đầu tư cho ngành khoa học và công nghệ, đặc biệt là tạo mọi nguồn lực để xây dựng các thiết chế để phát triển khoa học và công nghệ như đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cấp các phịng thí nghiệm, thực hiện chương trình nghiên cứu triển khai ưu tiên,.... để phát huy được những thế mạnh vốn có của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phịng, bảo vệ mơi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Bảng 2.4. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Tổng chi cho KH&CN 126.781 0.89 131.001 0.90 126.981 0.84 143.571 0.83 209.090 0.99 2 Tổng chi NSĐP 14.273.692 100 14.550.205 100 15.098.992 100 17.212.200 100 21.098.300 100

Nguồn: Phịng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ đang là nguồn lực chủ yếu để phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn. Hiện chi ngân

sách cho khoa học và cơng nghệ bình qn trong 5 năm qua chiếm 0.90% tổng chi ngân sách địa phương. Có thể thấy rằng tỷ lệ chi này tương đối thấp cho với tỷ lệ phân bổ cho khoa học và công nghệ được nêu ra trong luật NSNN là 2%.

Qua phân tích số liệu bảng 2.4 về tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ và phụ lục 02 về phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ thuộc 5 chương trình nghiên cứu triển khai ưu tiên được thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy số tuyệt đối chi ngân sách của toàn tỉnh tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ so với tổng chi ngân sách của tỉnh qua các năm lại có sự biến động khơng đồng đều. Giai đoạn từ 2011-2015, nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã được tăng dần qua các năm từ con số 126.781 triệu đồng năm 2011; và lên 143.571 triệu đồng năm 2014 và sang năm 2015 tăng 209.090 triệu đồng, tổng kinh phí ngân sách nhà nước cho khoa học và cơng nghệ là 737.424 triệu đồng cho thấy phát triển kinh tế xã hội gắn liền với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ đang dần được quan tâm nhiều hơn. Cơ cấu chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước bao gồm: Chi quản lý của các cơ quan hành chính (Kinh phí chi thường xuyên), chi nghiên cứu triển khai và chi đầu tư phát triển khoa học và cơng nghệ. Trong đó, chi quản lý của các cơ quan hành chính được phân bổ bao gồm: Chi quản lý hành chính; Chi quản lý sự nghiệp; Chi hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện; Chi Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, bổ sung Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ.

Trái với sự tăng lên về nguồn kinh phí sử dụng cho phát triển khoa học và công nghệ là số lượng đề tài giảm đi qua các năm, như vậy số kinh phí cấp cho 1 đề tài có xu hướng tăng trong các năm gần đây, đó cũng là 1 dấu hiệu tích cực cho thấy sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ không chạy theo số lượng mà đã chú trọng đến chất lượng, có đầu tư hợp lý cho từng đề tài.

Nhìn vào thực trạng phát triển khoa học và cơng nghệ trên địa bàn tỉnh có thể thấy chưa năm nào ngân sách địa phương phân bổ đủ theo tỷ lệ phân bổ cho khoa học và công nghệ được quy định trong luật Ngân sách nhà nước và Luật Khoa học Công nghệ. Từ vấn đề tài chính đã kéo theo một chuỗi khó khăn trong ngành như cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lạc hậu so với nhu cầu phát triển công nghệ hiện nay.

Bảng 2.5 : Tình hình phân bổ ngân sách nhà nước cho KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015

STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I Chi SN KHCN 21.781 17,18 25.001 19,08 24.981 19,67 27.571 19,20 33.090 15,83

1 Chi quản lý của các

cơ quan hành chính 9.531 7,52 7.036 5,37 10.176 8,01 8.978 6,25 10.090 4,83

2

Chi các nhiệm vụ nghiên cứu triển

khai

12.430 10,29 17.965 13,71 14.805 11,66 18.593 12,95 23.000 11,00

II Chi ĐTPT

KH&CN 105.000 82,82 106.000 80,92 102.000 80,33 116.000 80,80 176.000 85,17

Tổng chi KHCN 126.781 100 131.001 100 126.981 100 143.571 100 209.090 100

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phân bổ nội dung chi KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc từ NSNN giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Phịng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Từ biểu đồ 2.5, ta thấy kinh phí chi sự nghiệp khoa học và cơng nghệ (bao gồm chi thường xuyên và chi các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai) chỉ chiếm gần 20% tổng chi cho khoa học và cơng nghệ, cịn chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ chiếm tới 80%. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ chiếm 17,18% so với tổng ngân sách chi cho khoa học và cơng nghệ, tuy tỷ lệ này có tăng lên trong 3 năm sau đó, song đến năm 2015 lại giảm mạnh xuống cịn 15,83%, thấp hơn mức trung bình của 5 năm là 17,96%. Từ thực tế này có thể thấy nguồn tài chính đầu tư cho

các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học và cơng nghệ cịn khá thấp so với tổng chi ngân sách cho toàn ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w