2.1.4 .Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.4.2 .Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.3. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh
nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quản lý tài chính đặc thù của tỉnh, tạo cơ sở pháp lý, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 18/2/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định về quản lý các nhiệm vụ Khoa học Cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.6: Tình hình ngân sách sử dụng cho sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 -2015 STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) TỔNG CHI SNKHCN (I+II) 21.781 100 25.001 100 24.981 100 27.571 100 33.090 100 I
Chi quản lý của các cơ quan hành chính 9.351 42,93 7.036 28,14 10.176 40,73 8.978 32,56 10.090 30,49 1 Chi quản lý hành chính 2.200 10,10 1.850 7,40 2.125 8,51 2.125 7,71 2.394 7,23 2 Chi quản lý sự nghiệp 2.091 9,60 2.333 9,33 2.203 8,82 2.217 8,04 2.375 7,18 3 Chi hoạt động KH&CN cấp huyện 1.136 5,22 1.136 4,54 1.136 4,55 1.136 4,12 1.136 3,43 4 Chi LHH, đề án và quỹ PT KHCN 3.924 18,01 1.717 6,87 4.712 18,86 3.500 12,69 4.185 12,65
II Chi các nhiệm vụnghiên cứu triển khai
12.430 57,07 17.965 71,86 14.805 59,27 18.593 67,44 23.000 69,51
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phân bổ nội dung chi sự nghiệp KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc từ NSNN giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Phịng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc
Trong 5 năm gần đây, ngân sách sử dụng cho sự nghiệp khoa học và công nghệ đã tăng lên đáng kể, thể hiện sự quan tâm của các cấp, bộ, ngành tới hoạt động phát triển khoa học và cơng nghệ nói chung và sự nghiệp khoa học và cơng nghệ nói riêng, cụ thể năm 2011 tổng chi sự nghiệp khoa học và công nghệ tại tỉnh Vĩnh Phúc là 21.781 (triệu đồng), con số này đã tăng 59,92% trong 5 năm sau đó và đạt 33.090 (triệu đồng) năm 2015. Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy kinh phí phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai chiếm đa số trong tổng chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, cụ thể năm 2011 là 12.430 (triệu đồng) chiếm 57,07% tổng chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, năm 2014 là 67,44% và đến năm 2015 là 69,51% tương đương với 23.000 (triệu đồng).
Tình hình phân bổ ngân sách cho sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 (Xem phụ lục 01) cho thấy chi tiết kinh phí cho sự nghiệp khoa học cơng nghệ hằng năm được ngân sách Trương ương giao, UBND tỉnh phê duyệt là bao nhiêu, đồng thời thể hiện rõ các khoản ngân sách do Sở Khoa học và Công nghệ cũng như các đơn vị và địa phương quản lý. Cụ thể:
Giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội tương đối khá, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh qua đạt trên 15.000,0 tỷ đồng/năm. Hơn nữa Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện cho khoa học và cơng nghệ, vì vậy, sau khi có văn bản hướng dẫn nội dung kế hoạch khoa học và công
nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ (vào giữa hoặc cuối tháng 12 hằng năm) trong đó thơng báo rõ số kinh phí sự nghiệp, kinh phí chi đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ của tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh luôn cân đối đủ cho ngành khoa học và cơng nghệ. Trong đó, nguồn kinh phí sự nghiệp, Vĩnh Phúc giao còn cao hơn mức Trung ương giao: Trong 5 năm: 2011-2015, kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ Trung ương giao cho tỉnh Vĩnh Phúc là 131.733 triệu. HĐND và UBND tỉnh đã bố trí 132.424 triệu, cao hơn Trung ương giao là 691,0 triệu đồng.
Phụ lục 01 cũng cho thấy trong 5 năm: 2011-2015, kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ tỉnh Vĩnh Phúc là 132.424,0 triệu (năm 2011: 21.781,0 triệu; năm 2012: 25.001,0 triệu; năm 2013: 24.981,0 triệu, năm 2014: 27.571,0 triệu, năm 2015: 33.090,0 triệu). Việc sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhiệm, cơ quan chủ trì thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, kinh phí sự nghiệp và kính phí chi đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 được quản lý và phân cấp như sau: Đối với kinh phí sự nghiệp KH&CN: 95,4 - 95,9% cân đối qua ngân sách tỉnh; 4,1-4,6% cân đối qua ngân sách huyện (từ năm 2011 đến năm 2015, mỗi năm cân đối qua ngân sách huyện 1.136,0 triệu đồng). Nguồn kinh phí tại Sở Khoa học và cơng nghệ là nguồn kinh phí do Sở Khoa học và cơng nghệ quản lý, phân bổ và quyết toán theo quy định; Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, tuy nhiên hằng năm nguồn kinh phí giao cho đơn vị sử dụng, quản lý vẫn được tính vào nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh, từ năm 2014 trở đi nguồn kinh phí đơn vị này khơng ghi vào nguồn kinh phí cho ngân sách sự nghiệp khoa học và cơng nghệ; Nguồn kinh phí các đơn vị tiếp nhận trực tiếp khơng qua Sở Khoa học và công nghệ nhưng cũng được tính vào nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ của tỉnh đó là nguồn kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản do các đơn vị tiếp nhận trực tiếp và nguồn kinh phí cho quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với 09 huyện, thị xã và thành phố. Nguồn kinh phí các đơn vị tiếp nhận được UBND tỉnh quyết định, Sở Tài chính giao trực tiếp cho các huyện/thị xã và thành phố Vĩnh Yên.
2.2.3.1. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính và hoạt động các đơn vị sự nghiệp
Bảng 2.7: Tình hình phân bổ ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính và hoạt động các đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Tổngcộng
I Chi quản lý hành chính 2.200 1.850 2.125 2.125 2.394 10.694
II Chi quản lý sự nghiệp 2.091 2.333 2.203 2.217 2.375 11.219
1 Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 630 688 702 879 809 3.708 2 - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
KH&CN 417 466 443 550 605 2.481
3 - Trung tâm Thông tin KH&CN 302 374 406 377 450 1.909 4 - Trung tâm kỹ thuật và tiết kiệm
năng lượng 742 805 652 411 511 3.121
III Chi LHH, đề án và quỹ PT KHCN 3.924 1.717 4.712 3.500 4.185 18.038
1 Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh 977 1.117 1.711 0 0 3.825 2 Đề án phát triển chăn nuôi 0 0 0 1.500 1.500 3.000 3 Quỹ phát triển KHCN 2.927 600 3.000 2.000 2.685 11.212
Nguồn: Phịng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc
Hiện nay, cơ chế quản lý nguồn nguồn kinh phí đối với hoạt động của các cơ quan về khoa học và công nghệ cơ bản theo các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính của Bộ Khoa học và cơng nghệ và Bộ Tài chính, nguồn kinh phí này được quản lý như sau:
Đối với công tác phân bổ, thơng báo dự tốn chi thường xun để thuận lợi cho công tác quản lý, cũng như chấp hành đúng Luật NSNN, trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính và hoạt động các đơn vị sự nghiệp cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, Sở Khoa học và công nghệ tiến hành phân bổ kinh phí theo từng nhiệm vụ cơng việc được giao cho từng đơn vị dự toán trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. Đây là cơ sở để kiểm sốt nhiệm vụ cơng việc được thực hiện trong kỳ đảm bảo thực hiện đúng theo nhiệm vụ được giao, trường hợp điều chỉnh phải có sự đồng ý của Sở Khoa học và cơng nghệ. Cuối năm, dự tốn khơng chi hết phải trả lại ngân sách hoặc điều chuyển nguồn sang năm sau phải có ý kiến đồng ý của Sở Khoa học và cơng nghệ và Sở Tài chính. Từ năm 2011-2015, Sở Khoa học và công nghệ phân bổ cho các đơn vị thực hiện như bảng 2.7.
2.2.3.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai Đổi mới công tác quản lý các đề tài nghiên cứu, từng bước giảm số lượng, tăng quy mô và chất lượng của đề tài, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có tính mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực và lợi thế của địa phương. Thực tế công tác đổi mới đã được thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2011 – 2015 các nhiệm vụ Khoa học công nghệ đã xuất phát từ yêu cầu thực tế tại cơ sở nên đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể: năm 2011 số lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 98, tổng kinh phí: 12.430 triệu đồng; năm 2015: số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 54, tổng kinh phí: 23.000 triệu đồng. Như vậy từ năm 2011 đến nay số lượng các đề tài đã giảm đáng kể về số lượng, quy mô của từng đề tài được tăng lên, nhiều đề tài khoa học được ứng dụng thiết thực vào thực tiễn đời sống mang lại hiệu quả cao, như: Mơ hình xử lý rác thải; nước thải nơng thơn; Mơ hình sản xuất chế phẩm Biomix của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và cơng nghệ….đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc bảo vệ mơi trường; xây dựng nơng thơn mới, cũng như góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
* Về kết quả thẩm định các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ:
Giai đoạn 2011-2015 có tổng số đề tài đã được phê duyệt: 295 đề tài ( 204 đề tài nghiên cứu khoa học, 88 đề tài triển khai thực nghiệm, đối ứng cho 03 dự án nơng thơn miền núi), trong đó:
• 293 đề tài đã triển khai thực hiện (202 đề tài nghiên cứu khoa học, 88 đề tài triển khai thực nghiệm, đối ứng cho 03 dự án nơng thơn miền núi).
• 02 đề tài tuy đã được phê duyệt nhưng khơng thực hiện
Ghi chú: Nếu tính theo năm, thì giai đoạn 2011-2014 có 346 lượt đề tài (234 đề
tài nghiên cứu khoa học, 104 đề tài triển khai thực nghiệm và 08 dự án nơng thơn miền núi). Vì có đề tài triển khai thực hiện từ 2-3 năm, thậm chí có đề tài thực hiện trong 5 năm (đề tài sâm Ngọc Linh). Cụ thể: năm 2011: 98 đề tài; năm 2012: 85 đề tài; năm 2013: 58 đề tài; năm 2014: 51 đề tài; năm 2015: 54 đề tài
*Về kết quả sử dụng ngân sách tỉnh cho các đề tài, dự án khoa học và công nghệ
Giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ được cân đối qua ngân sách tỉnh là 132.424 triệu (cao hơn mức Trung ương giao 691,0 triệu), trong đó chi cho cơng tác nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ là 86.793 triệu (chiếm 65,54% tổng kinh phí sự nghiệp). Cụ thể:
Bảng 2.8: Tình hình đánh giá thực hiện đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2011 – 2015
Xếp loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài triển khai thực nghiệm Dự án nông thôn miền núi Tổng số Xuất sắc 0 01 0 01 Khá 173 77 03 253 Trunng bình 27 10 0 37
Số đề tài đã được đánh giá nghiệm thu 291
Nguồn: Phịng Kế hoạch Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc
- Tổng số đề tài đã triển khai: 293 - Số đề tài chưa nghiệm thu: 02.
- Số đề tài đã được đánh giá, nghiệm thu: 291, trong đó:
• Đạt: 291 (Xuất sắc: 01 cho đề tài triển khai thực nghiệm; Khá: 253, trong đó: 173 đề tài nghiên cứu khoa học, 77 đề tài triển khai thực nghiệm, 03 dự án nơng thơn miền núi; Trung bình: 37, trong đó 27 đề tài nghiên cứu khoa học, 10 đề tài triển khai thực nghiệm)
• Khơng đạt: Khơng
Bảng 2.9: Tình hình cấp phát kinh phí sự nghiệp KH&CN đối với nhiệm vụ R&D tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
Đvt: triệu đồng
Nội dung Nă
m 2011 Nă m 2012 Nă m 2013 Nă m 2014 Nă m 2015 Được cấp trong năm 12. 430 17. 965 14. 805 18. 593 23. 000 Sử dụng trong năm 12. 430 16. 365 12. 805 18. 593 23. 000
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở KH&CN Vĩnh Phúc
Đối với tình hình cấp phát kinh phí cho các nhiệm vụ R&D, tỉnh đã có nhiều nỗ lực, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm kêu gọi các nhà khoa học trên cả nước thực hiện các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy được những thế mạnh vốn có của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phịng, bảo vệ mơi trường, hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù nguồn kinh phí dành cho hoạt động này vẫn còn hạn chế, tuy nhiên qua bảng số liệu 2.9 cho thấy, hằng năm nguồn kinh phí đã tăng dần, song có một số
năm vẫn chưa được sử dụng hết theo kế hoạch, phải chuyển nguồn. Lý do, một phần do cơ chế chính sách cịn gị bó, định mức thấp, một phần là do phí chủ nhiệm nhiệm vụ không thực hiện đúng tiến độ được giao.
*Về chương trình nghiên cứu triển khai ưu tiên gồm:
Chương trình khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng - giao thông: Ưu tiên phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, công nghiệp phục vụ dịch vụ và nông nghiệp, với định hướng lớn là khoa học và cơng nghệ trình độ cao có xu thế thân thiện mơi trường và tiết kiệm tài nguyên, nhằm đảm bảo đến năm 2020 Vĩnh Phúc cơ bản là một tỉnh công nghiệp;
Tiếp theo là các ngành, lĩnh vực phát triển khác có những thế mạnh và hỗ trợ nhất định cho chương trình trên được xác định là:
- Chương trình khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực dịch vụ; - Chương trình khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới.
- Chương trình khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực xã hội - nhân văn;
- Chương trình khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
Với 5 chương trình R&D ưu tiên này, kết quả cho thấy đã từng bước sử dụng kinh phí cho hoạt động R&D đúng theo kế hoạch đề ra (Xem Phụ lục 02).
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông: Đã xây dựng những mơ hình
cung cấp năng lượng tái tạo phục vụ cho các bản làng, nâng cao đời sống của người dân vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Triển khai ứng dụng các phần mềm tự động phân tích, thiết kế kết cấu khơng gian bê tơng cốt thép áp dụng cho các đơn vị tư vấn, quản lý; phần mềm quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe ô tô, mô tô và hỗ trợ công tác quản lý cấp giấy phép lái xe. Ứng dụng các vật liệu mới như Carboncor Asphalt trong làm đường giao thơng và các thiết bị giám sát hành trình các tuyến xe của các doanh nghiệp vận tải; ứng dụng cơng nghệ Neoweb trong thi cơng các cơng trình đập, kênh có hiệu quả tốt...
Trong lĩnh vực dịch vụ: Đã xây dựng được 03 tour du lịch: du lịch cộng đồng,
du lịch đường sông, du lịch sinh thái; Trong y tế, hoàn thiện nghiên cứu di thực sâm Ngọc Linh. Nghiên cứu và đưa ra giải pháp hữu ích trong phịng chống các loại bệnh hay gặp như: bệnh tim mạch, bệnh thối hóa xương khớp; điều trị phẫu thuật sỏi túi
mật; các yếu tố liên quan đến trẻ đẻ nhẹ cân đưa ra những giải pháp phịng và chữa trị có hiệu quả, nâng cao sức khỏe cho người dân. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và bảo tồn một số