2.1.4 .Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.4.2 .Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho
và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhànước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
Qua phân tích thực trạng, cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã được Đảng và Nhà nước giao phó, thể hiện trên các mặt:
Về phân bổ kinh phí: Những năm qua, Sở Khoa học và Cơng nghệ đã có sự
phối hợp tốt với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong việc lập kế hoạch, thống nhất dự toán chi cho hoạt động khoa học và công nghệ (gồm chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển cho khoa học và cơng nghệ) trước khi trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Đặc biệt, căn cứ mức kinh phí được Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà sốt, thống nhất phân bổ kinh phí cho các dự án đầu tư từ nguồn chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các khoản chi từ nguồn sự nghiệp khoa học và cơng nghệ, sau đó trình trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Nhìn chung việc phân bổ kinh phí cho khoa học và cơng nghệ thuận lợi. Mức đầu tư kinh phí cho khoa học và công nghệ đã tăng dần qua các năm, mức chi chiếm bình quân trên 1,5% tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh.
Về quản lý các nội dung chi: Sở Khoa học và cơng nghệ đã có nhiều giải pháp
khá linh hoạt, đơn giản hóa một số thủ tục để thực hiện việc phân bổ, quản lý, thanh quyết tốn nguồn kinh phí tạo sự đồng bộ, thống nhất, thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người dân và các đơn vị nghiên cứu cũng như phân rõ trách nhiệm của các nhân, đơn vị trong việc quản lý.
Về hiệu quả các khoản chi: như đã phân tích, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà
nước cấp cho chi thường xuyên cho sự nghiệp khoa học và cơng nghệ nói chung và cho các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ nói riêng là rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu rất lớn của ngành, ngân sách nhà nước cấp chủ yếu phục vụ cho việc chi thường xuyên, trong đó chi cho con người là cơ bản. Về góc độ tài chính, cơ chế tự chủ giao quyền chủ động chi tiêu đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động lập kế hoạch công tác chuyên môn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chun mơn trên cơ sở dự tốn ngân sách được giao ngay từ đầu năm. Điều này giúp đơn vị cân đối chi tiêu, ưu tiên những khoản chi cần thiết, hạn chế hoặc loại bỏ các khoản chi không cần thiết.
Về cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chi: ngồi cơng việc kiểm tra, kiểm sốt chi của
Phịng Tài chính - Kế hoạch. Hàng năm cơng tác kiểm tốn của cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành thường xun, bên cạnh đó cơng tác thanh tra của thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, Cơng an kinh tế cũng tiến hành thanh kiểm tra đột xuất công tác quản lý tài chính tại các đơn vị trong ngành. Qua số liệu công tác thanh tra từ năm 2011 đến năm 2015, nhìn chung các đồn thanh, kiểm tra đều có những đánh giá hết sức tích cực về cơng tác quản lý tài chính của ngành Khoa học và cơng nghệ. Theo đánh giá, về cơ bản các khoản chi tiêu của ngành Khoa học và công nghệ tương đối hiệu quả, tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước, khơng có những vụ việc tiêu cực, tham ơ, lãng phí xảy ra.