Những hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 58)

2.1.4 .Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.4.2 .Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp

nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc

Bên cạnh một số kết quả đạt được như trên, trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho các sự nghiệp khoa học và cơng nghệ trên địa bàn tỉnh cịn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, bộ máy quản lý nhà nước chưa hoàn thiện, thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Việc thiếu sự định hướng chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về khoa học và

công nghệ cũng như hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đời sống gây nên khó khăn, lúng túng trong cơng tác thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, làm chậm tiến độ và giảm hiệu quả công việc. Bộ máy quản lý nhà nước về chi ngân sách cho hoạt động khoa học và cơng nghệ tại nhiều phịng ban còn phải hoạt động kiêm nhiêm, gây áp lực công việc cho cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiêm nhiệm đó.

Thứ hai, hành lang pháp lý thiếu đồng bộ, các chính sách cũng như các tiêu chuẩn định mức đưa ra còn nhiều bất hợp lý.

Những tiêu chuẩn định mức chi tiêu cho ngành Khoa học và cơng nghệ cịn nhiều bất cập như th khốn chun đề, cơng điều tra khảo sát, viết báo cáo tổng hợp,... gây khó khăn cho quá trình lập dự tốn ngân sách và chấp hành dự tốn ngân sách.

Các chính sách về khoa học và công nghệ liên quan đến thực hiện cơ chế tài chính hiện nay cịn nhiều vướng mắc khi hàng loạt các văn bản mới về khoa học và công nghệ được ban hành, cụ thể như:

Thay đổi cơ chế tài chính, trong đó kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải thông qua Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước đang tăng cường kiểm soát và tinh giảm biên chế cho cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, đảm bảo phù hợp với Thông tư 03/2015/TT- BKHCN ngày 09/3/2015 đối với hệ thống quỹ nói chung và Quỹ Phát triển khoa học và cơng nghệ Vĩnh Phúc nói riêng gặp khó khăn. Trong khi đó điều 53 Luật KH&CN năm 2013 quy định: "Việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ; kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp thông qua Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Kho bạc Nhà nước...". Với những khó khăn nêu trên việc cấp kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ chưa được khả thi do thành viên của Ban điều hành Quỹ chủ yếu là kiêm nhiệm.

Các định mức xây dựng dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT- BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 chỉ áp dụng và phù hợp với các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ cấp quốc gia, khơng có khung, định mức cụ thể đối với các nhiệm vụ khoa

học và công nghệ cấp tỉnh. Các địa phương muốn áp dụng định mức này phải tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật rất mất nhiều thời gian, từ đó gây nên việc chậm chễ và khó khăn trong việc xây dựng định mức chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở các tỉnh.

Thứ ba, chưa quản lý chặt chẽ, chính xác tình hình tài sản phục vụ sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Để tiến hành nghiên cứu thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ u cầu cần có những cơ sở vật chất, hạ tầng đặc thù, phục vụ hoạt động phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ. Tuy nhiên việc kiểm soát khối lượng tài sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ không được tiến hành chặt chẽ và thường xun gây nên những thất thốt lãng phí cho ngân sách nhà nước.

Thứ tư, năng lực chuyên môn của cán bộ chưa được đào tạo, nâng cao.

Trong khâu chấp hành ngân sách nhà nước, quá trình quản lý, giám sát các đơn vị dự toán, đơn vị thực hiện đề tài cịn khó khăn do đội ngũ cán bộ chun quản cịn mỏng. Vì vậy cịn có hiện tượng chi sai chính sách, chế độ đặc biệt là các khoản chi cho quản lý hành chính. Các cơng trình được đầu tư mua sắm, sửa chữa đôi chỗ giám sát chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị không cao, gây lãng phí.

Trong khâu quyết tốn, trình độ năng lực chun mơn kế tốn của nhiều đơn vị dự tốn cịn hạn chế, kế tốn các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ thường là kiêm nhiệm nên dẫn đến thời gian quyết tốn nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ kéo dài. Số lượng chứng từ phải kiểm tra trong thời gian quyết tốn là rất lớn, trong khi đó thời gian dành cho kiểm tra ở mỗi đơn vị rất hạn hẹp, do vậy việc kiểm tra sổ sách khi quyết tốn cịn mang tính hình thức, cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên. Việc tổng hợp quyết tốn ngân sách tồn ngành gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống tin học và phần mềm tổng hợp thích ứng.

Thứ năm, về việc phối kết hợp giữa các Sở Ban ngành và các cơ quan đơn vị có chức năng nhiệm vụ liên quan đến phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Chưa thống nhất cơ quan quản lý đầu tư cho khoa học và công nghệ vào một đầu mối, ngành Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển khoa học và cơng nghệ, ngành khoa học và cơng nghệ chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thứ sáu, về phân bổ, thực hiện thanh quyết tốn nguồn kinh phí cho khoa học và cơng nghệ.

Trong công tác quản lý nguồn vốn cho sự nghiệp khoa học và cơng nghệ cịn trông chờ, ỷ lại nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa có những biện pháp để đa dạng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp khoa học và cơng nghệ. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhà nước chưa có cơ chế huy động nguồn kinh phí từ xã hội, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho hoạt động khoa học và cơng nghệ, chưa có cơ chế ràng buộc và khuyến khích các doang nghiệp đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học và cơng nghệ. Mặc dù hiện nay, tỉnh đã có quy hoạch ngành khoa học và công nghệ, nhưng trong bối cảnh nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng việc đầu tư dàn trải, manh mún, thiếu trọng tâm, trọng điểm vẫn còn xảy ra làm cho sản phẩm nghiên cứu khơng có giá trị cả về lý thuyết và thực tế.

Do ngân sách nhà nước có hạn, nên nguồn kinh phí được giao cho năm kế hoạch thường chỉ căn cứ vào số kinh phí giao của năm trước và phụ thuộc vào nguồn lực cũng như chiến lược phát triển của tỉnh. Trong khâu lập dự tốn ngân sách cịn nhiều tồn tại, dự toán ngân sách còn chưa gắn liền với kế hoạch phát triển và nhiệm vụ của ngành khoa học và cơng nghệ nhiều khi mang tính hình thức, tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ trong các năm qua giảm. Do đó, hiệu lực chỉ đạo bị hạn chế, chưa thúc đẩy được công tác nghiên cứu và phát triển và chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

Thứ bảy, thủ tục hành chính rườm rà, cứng nhắc, gây trợ ngại cho các đơn vị tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Cụ thể về việc lưu trữ các chứng từ trong quá trình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ làm cơ sở để thực hiện thanh quyết tốn cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, Sở Khoa học và cơng nghệ có quy định yêu cầu các đơn vị thực hiện đề tài khoa học và công nghệ nộp bản gốc chứng từ có liên quan để lưu trữ tại Sở. Việc này dẫn đến gây khó khăn cho một số đơn vị khi một số đơn vị cũng yêu cầu cần lưu trữ chứng từ gốc, khiến cá nhân tổ chức thực hiện đề tài rất khó khăn trong cơng tác hồn thiện sổ sách chứng từ. Đặc biệt, các thủ tục thanh, quyết toán đề tài, nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ rườm rà, mang nặng tính hành chính, buộc nhà khoa học phải đối phó. Điều chỉnh dự tốn của nhiệm vụ R&D rất khó khăn điều này một mặt tạo nên sự lãng phí cũng như gây nản lịng các nhà khoa học.

Thứ tám, về hiệu quả một số nội dung chi chưa cao.

học và cơng nghệ, tuy nhiên bên cạnh đó cịn lộ nhiều những hạn chế nhất là việc triển khai các đề tài lĩnh vực xã hội - nhân văn được đầu tư còn giàn trải với số lượng nhiều nhưng chất lượng thì thấp; tỉnh có chủ trương tạo điều kiện về kinh phí cho các cơ quan nghiên cứu chủ yếu là các cơ quan nhà nước thuộc khối Đảng, đồn thể của tỉnh vì vậy chất lượng của các báo cáo tổng kết đề tài chỉ dừng lại ở dạng như báo cáo tổng kết của cơ quan thực hiện thôi. Đa số các dự án của UBND tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp vẫn cịn thụ động, nhiều khi chỉ mang tính thực hiện cho xong, chưa xuất phát từ nhu cầu của người nông dân, thực hiện theo kiểu từ trên ép xuống, đây cũng là một tồn tại lớn, do công tác xây dựng các đề án, dự án, chương trình từ cấp tỉnh chưa đi sâu, chi tiết vào nguyện vọng thiết thực của người nông dân gắn với nhu cầu thị trường. Không chỉ do công tác khảo sát nhu cầu của chủ thể phát triển kinh tế nhà nước, dẫn đến một số dự án, đề án, chương trình khơng thực hiện được mà cịn chịu sự ràng buộc các quy định của hệ thống thứ bậc mang tính bắt buộc trong quản lý hành chính nhà nước. Các dự án phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ mới chỉ thực hiện được các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất khoa học và công nghệ cho một số ngành mà chưa thực hiện được các dự án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Vì Vĩnh Phúc là một tỉnh cơng nghiệp phát triển vì vậy cơng tác quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ cần quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của tỉnh.

Thứ chín, chưa tăng cường tính ứng dụng của các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

Nhiều đề tài khoa học và công nghệ mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, báo cáo sơ bộ ban đầu mà không được đào sâu, đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Trong khi Vĩnh Phúc hiện nay đang là một trong những tỉnh có tình hình kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực đồng bằng sơng Hồng, với nhiều khu cơng nghiệp được hình thành, bởi vậy nếu như những đề tài khoa học và công nghệ được ứng dụng vào trong thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế toàn tỉnh.

Thứ mười, chưa có cơ chế khen thưởng, khuyến khích phát huy năng lực, tính sáng tạo của các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Mặc dù hằng năm số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ được duyệt là tương đối nhiều, tuy nhiên khi kết thúc đánh giá, nghiệm thu và thanh lý đề tài mới chỉ dừng lại ở việc xếp loại đề tài mà chưa có hình thức khen thưởng đặc biệt với những

đề tài khoa học và cơng nghệ xuất sắc có tính ứng dụng cao, cũng như những cá nhân, tập thể có đóng góp to lớn đối với đề tài. Điều này phần nào làm giảm đi sự nhiệt huyết của người nghiên cứu đối với những cơng trình khoa học và cơng nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w