CHUYỂN ĐỔI TỶ LỆ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 74 - 76)

Như đã trình bày ở các phần trước, mô hình địa chất (MHĐC) là cơ sở, là số liệu đầu vào quan trọng nhất để xây dựng mô hình khai thác (MHKT) nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển mỏ. Do khả năng tính toán của máy tính có giới hạn cộng với sự giới hạn về thời lượng chạy MHKT (run time) nên với công cụ kỹ thuật hiện đại (phần cứng, phần mềm) thì việc xây dựng và chạy MHKT chỉ có thể thực hiện được với số lượng ô mạng (cells) tối đa là 150 ngàn đến 200 ngàn. Mà số lượng ô mạng của mô hình địa chất lại rất lớn (thường lên đến hàng triệu ô). Nên khi chuyển từ mô hình địa chất (fine grid) sang mô hình khai thác (coarse grid) cần thiết phải qua bước trung gian “Chuyển đổi tỷ lệ” (upscaling) để giảm số ô mạng cho phù hợp. Vậy “Chuyển đổi tỷ lệ” là một công đoạn xử lý nhằm tạo ra một mạng lưới ô mạng thô (coarse grid) với số lượng ô mạng ít hơn so với MHĐC ban đầu. MHĐC sau khi chuyển đổi tỷ lệ sẽ có độ chính xác thấp hơn so với MHĐC ban đầu. Tuy nhiên nó phải bảo toàn được những đặc tính cơ bản cũng như không làm giảm tính bất đồng nhất của mô hình địa chất trước khi chuyển đổi tỷ lệ. Sự xuất hiện sai số trong quá trình “Chuyển đổi tỷ lệ” là không thể tránh khỏi, trong thực tế sai số tối đa cho phép của công đoạn “Chuyển đổi tỷ lệ” là 5%.

Chương III KẾT LUẬN VAØ ĐỀ NGHỊ

Xây dựng mô hình địa chất cho tầng chứa Miocene hạ nói chung được tóm lược qua một số đặc điểm chính như sau:

Về phương pháp : phương pháp “địa chất xác suất” (geostatistic) cho phép đánh giá khoa học các thông số vỉa, quan hệ độ rỗng thấm, trữ lượng, v.v…. Phương pháp này được ứng dụng một cách rộng rãi không chỉ cho đối tượng chứa là trầm tích lục nguyên, đá vôi mà còn cả ở móng phong hóa nứt nẻ (đã được chứng minh qua các mô hình của CLJOC, JVPC, BP, Petronas).

Về phần mềm : phần mềm ứng dụng xây dựng MHĐC, RMS, sử dụng một cách rất có hiệu quả công nghệ “địa chất xác suất” (geostatistic) để tạo ra được những MHĐC có độ chính xác cao, phản ánh được tính bất đồng nhất địa chất cũng như đánh giá được ảnh hưởng sai số ngẫu nhiên của các tham số.

Về tài liệu: các tài liệu về địa chất, địa chấn và giếng khoan đều được cập nhật tới thời điểm nghiên cứu. Và chúng cần được cập nhật liên tục để có mô hình địa chất mới phù hợp với điều kiện khai thác của mỏ.

Về kết quả xây dựng mô hình địa chất: kết quả xây dựng mô hình địa chất sẽ là nền tảng để xây dựng mô hình khai thác và cho phép dự báo và đánh giá chương trình phát triển hợp lý hơn và lâu dài cho mỏ. Mức độ tin cậy của MHĐC phù thuộc vào năng lực và hiểu biết của người làm mô hình cũng như khối lượng (số lượng, chất lượng) tài liệu nghiên cứu và công cụ kỹ thuật hiện đại (phần cứng, phần mềm) phù hợp. MHĐC xây dựng được có chất

Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu và thực hiện Tiểu luận tốt nghiệp là có hạn nên việc xây dựng MHĐC chỉ tập trung vào việc xây dựng MHĐC đơn (single realization) cũng như chưa chú trọng đến công đoạn “Chuyển đổi tỷ lệ”. Do đó để có một MHĐC hoàn chỉnh hơn cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc xây dựng MHĐC đa (multi realization) kết hợp với việc đánh giá và lựa chọn kỹ càng. Đồng thời cần phải nghiên cứu chi tiết hơn tính bất đồng nhất địa chất của vỉa chứa để nâng cao hiệu quả của công đoạn “Chuyển đổi tỷ lệ”.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 74 - 76)