Số liệu thuộc tính địa chấn (seismic attributes)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 28 - 33)

I. CHUẨN BỊ SỐ LIỆU ĐẦU VAØO

1. Số liệu thuộc tính địa chấn (seismic attributes)

Các thuộc tính địa chấn được minh giải từ khối địa chấn 3D. Sau khi xem xét, đánh giá đã chọn ra 2 thuộc tính cơ bản (hình 8 & 9) sau đây:

Mỗi thuộc tính trên đều được phân chia thành 3 mức, tương ứng với 3 khoảng chứa là P (gồm tập chứa 1 và 2), Q (các tập 3, 4 và 5) và R (các tập 6 và 7) cụ thể như sau:

 Phần trên (upper): từ nóc tập chứa (Zone1) + 6ms.  Phần giữa (middle) : từ nóc tập chứa (Zone1) + 20ms.  Phần dưới (lower) : từ nóc tập chứa (Zone 1) + 26ms.

Tổng chiều dày của cửa sổ thời gian là 48 ms (các phần có phủ chờm lẫn nhau) tương ứng với chiều dày trung bình của tầng chứa I (Zone I) là 55-60m.

Công việc đánh giá thuộc tính địa chấn và xác định mối quan hệ với các thông số quan trọng như NTG (tỷ số bề dày hiệu dụng/bề dày tổng), độ rỗng được tiến hành sau khi đã xây dựng xong mô hình cấu trúc ba chiều. Để sử dụng các thuộc tính địa chấn, chúng ta có thể đưa số liệu này vào mô hình ở dạng khối 3 chiều hoặc hai chiều (thời gian hoặc độ sâu).

Tiêu chuẩn để lựa chọn thuộc tính địa chấn là:

• Hệ số liên kết với thông số địa chất (NTG, độ rỗng, Vcl, v.v) phải đủ lớn. Thường hệ số tương quan này tốt nhất là lớn hơn 0.5.

• Biểu đồ phân bố thống kê của thuộc tính địa chấn tại giếng khoan và ngoài giếng khoan phải có tính tương đương về hình dạng, về các giá trị trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất.

Qua chương trình phần mềm dạng địa chấn nghịch đảo (seismic inversion technique) thuộc tính địa chấn có thể được biến đổi thành “độ rỗng địa chấn” tương ứng với các tập chứa, và được mô hình sử dụng như tài liệu thứ cấp (secondary data) để kiểm soát phân bố tham số độ rỗng ngoài giếng khoan.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 28 - 33)