VI.ĐÁNH GIÁ VAØ LỰA CHỌN MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 69 - 74)

V. TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG

VI.ĐÁNH GIÁ VAØ LỰA CHỌN MÔ HÌNH

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn cơ bản trên, kết quả cuối cùng là hàng chục mô hình địa chất tương ứng phản ánh đặc tính bất đồng nhất địa chất của tầng chứa. Công đoạn đặc biệt quan trọng tiếp theo là lựa chọn được một mô hình địa chất hợp lý đáp ứng nhu cầu chất lượng kĩ thuật. Hiện nay nói chung trên thế giới và ở Việt Nam đang áp dụng hai phương pháp để đánh giá và lựa chọn MHĐC là phương pháp tĩnh (static) và phương pháp động lực (dynamic).

1. Phương pháp tĩnh (phương pháp thống kê)

Phương pháp này là bước đầu tiên được dùng để kiểm tra và lựa chọn mô hình, các trình tự được thực hiện như sau:

Với mô hình cấu trúc: chủ yếu xem xét sự sai lệch giữa độ sâu nóc các tập chứa tại các giếng khoan và bản đồ, quan hệ các đứt gãy và độ trơn tru của mạng lưới. Kết quả kiểm tra với mô hình tập chứa 1 của tầng Miocene mỏ NP cho thấy mô hình cấu trúc cho sai số rất nhỏ (<0.5m) và không có các ô mạng dị thường.

Với mô hình phân bố tướng và môi trường: chủ yếu xem xét phần trăm của tướng giữa đầu vào và các phân bố tướng kết hợp (Merged) của tất cả các lần chạy (realization). Chỉ số này liên quan trực tiếp đến tính chính xác của hướng và quan hệ thế nằm (góc trầm tích) của các tướng môi trường khác nhau. Lần chạy nào có số phần trăm (từng tướng) gần giá trị đầu vào sẽ được chọn lựa.

Với mô hình tham số: các biểu đồ phân bố của độ rỗng hiệu dụng (PIGN) giữa đầu vào và từng lần chạy được so sánh (hình 19) theo các chỉ tiêu chính như sau:

o Hình dạng phân bố (theo chuẩn Gauxơ)

o Giá trị trung bình (mean)

o Giá trị cực tiểu (min) và cực đại (max).

Ngoài ra tính trung thành của mô hình phân bố tướng và môi trường cũng như mô hình tham số với số liệu đầu vào theo phân bố thẳng đứng tại vị trí giếng khoan là một tiêu chí quan trọng để kiểm tra và lựa chọn mô hình. Việc này được thực hiện bằng cách so sánh các tham số (ví dụ độ rỗng) biến đổi theo chiều sâu của số liệu đầu vào và mô hình (hình 28).

2. Phương pháp động

Phương pháp này mới được phát triển và áp dụng gần đây (khoảng năm 2001). Phương pháp này cho phép kiểm tra, đánh giá chính xác và toàn diện MHĐC, không những giúp cho việc lựa chọn lần chạy nào có độ tin tưởng cao vì đã liên kết được với các số liệu thủy động lực, lịch sử và khả năng khai thác của từng giếng, mà còn xác định rõ hơn các khu vực tiềm năng. Ngoài ra, phương pháp này cho chúng ta biết vùng ảnh hưởng khai thác của từng giếng và thể tích liên thông và sơ bộ đánh giá hệ số thu hồi dầu. Phương pháp này ngoài ra còn cho phép đánh giá tương đối khả năng sản xuất của từng giếng, vị trí và thời gian cần bơm ép, hướng của nước đáy. Thông thường, lần chạy

nào cho giá trị vùng ảnh hưởng cao nhất, có sự phù hợp về khả năng thu hồi dầu cao nhất, phù hợp về khả năng và lịch sử khai thác nhất của các giếng

nhất sẽ được chọn. Trong trường hợp này, các số liệu áp suất, độ thấm, lưu lượng dầu khí của các giếng lấy từ kết quả thử vỉa DST, MDT, RFT và khai thác là rất quan trọng để đánh giá tính hợp lý địa chất của mô hình. Phương pháp động có thể chạy với trường hợp có bơm ép và không có bơm ép cho phép đánh giá ảnh hưởng của giải pháp này và xác định vị trí giếng bơm ép hợp lý. Phương pháp động không những sử dụng cho trước mà cả sau chuyển đổi tỷ lệ

để kiểm tra tính chính xác của công đoạn này.

Kết hợp với kết quả lựa chọn từ phương pháp tĩnh, danh mục các mô hình cuối cùng để sử dụng cho bước chuyển đổi tỷ lệ tiếp theo được chọn lựa cho mỗi tập chứa.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w