XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 34 - 42)

Mô hình cấu trúc được giới hạn bởi nóc và đáy của tập chứa 1 (unit 1) và bao gồm hệ thống đứt gãy xuyên cắt qua tập chứa này. Xây dựng mô hình cấu trúc (MHCT) ba chiều chính là xây dựng phần khung (framework) cho phân bố các tham số. Các bước cơ bản để xây dựng MHCT được tiến hành như sau:

• Mô hình hóa địa tầng (stratigraphy modeling) • Mô hình hóa đứt gãy (fault modeling)

• Tạo mô hình mạng 3 chiều (3D Grid generation)

Phần mô hình hóa địa tầng: chủ yếu là tạo ra các bản đồ nóc các phụ tập chứa, chính xác hóa các bản đồ sao cho độ sai lệch giữa bản đồ địa chấn và và độ sâu địa tầng tại các giếng khoan được khống chế để không lớn hơn sai

số cho phép (thường nhỏ hơn 1m).

Phần mô hình hóa đứt gãy: là phần phức tạp và chiếm khối lượng lớn thời gian vì hệ thống đứt gãy được lấy ra từ minh giải địa chấn thường chưa được chuẩn hóa và chọn lọc nên phải sửa chữa và hiệu chỉnh cho từng đứt gãy (fault 3D editor). Ngoài ra, quan hệ giữa các đứt gãy và hệ thống đứt gãy (theo hướng ĐB – TN và Đ –T) cũng được xem xét sao cho thể hiện được nguồn gốc và bản chất sinh thành của chúng. Mối liên quan nội tại của hệ thống đứt gãy rất quan trọng vì chúng liên quan trực tiếp đến sự vận động của hệ thống thủy động lực của cả mô hình. Kết quả của mô hình đứt gãy tạo ra các mặt trượt, ranh giới tương ứng và phù hợp với các mặt cấu trúc của các tập chứa.

Phần tạo mô hình mạng ba chiều: việc tạo ra mạng 3 chiều (3D grid) đóng vai trò quan trọng, là công cụ để đánh giá chính xác và đồng bộ của các số liệu đầu vào, bao gồm giếng khoan, bản đồ, đứt gãy. Mạng 3 chiều được tạo ra dựa trên tư duy địa chất chung như trục cấu tạo, tính bất đẳng hướng địa chất theo các chiều x, y và z của môi trường, tướng và tham số. Các thông số của mạng 3 chiều được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1: Tham số ô mạng của mô hình

Tập chứa Số hàng Số cột Số lớp

Độ dày của lớp Số ô Kích thước ô

Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Tập 1 198 231 13 0.018 0.202 0.395 594.594 100m x 100m

Việc kiểm tra mô hình cấu trúc có thể thực hiện bằng cách tạo ra và xem xét các mặt cắt cấu trúc dọc và ngang (structural cross section) (hình 10 và 11).

Các ô mạng của tầng nghiên cứu (tập chứa 1) được phân bố trên hệ trục tọa độ với các tham số được mô tả ở hình 12. Việc phân chia lớp cho tập chứa (layering) chủ yếu căn cứ vào kết quả phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) như GR, điện trở, v.v… và kết quả phân tích thống kê số liệu đầu vào (statistic data analysis) như biểu đồ phân bố (histogram), các giá trị trung bình (mean) và độ lệch so với giá trị trung bình (standard deviation) của bề dày lớp trong toàn vùng công tác theo số liệu của tất cả các giếng khoan.

Việc phân chia lớp được tiến hành theo hai phương pháp: phân chia đều theo bề dày cố định kể từ nóc (hoặc đáy) tập chứa (phương pháp single reference) hoặc chia đôi từng phần (phương pháp proportional) theo số lượng lớp cố định. Tuy nhiên, bề dày lớp trong tập chứa phải được xác định sao cho nhỏ hơn 1/3 bề dày hiệu dụng của vỉa cát và số lượng ô mạng của mô hình không quá lớn phù hợp với khả năng của máy.

Sau khi xây dựng mô hình cấu trúc thì các số liệu vào như tướng, độ rỗng, thuộc tính địa chấn,… sẽ được đưa vào tương ứng với từng ô mạng (scale up log) và cho phép tiến hành phân tích đánh giá theo phép thống kê xác suất. Các tham số chủ yếu như tướng (bề dày, phần trăm) và độ rỗng (PIGN hoặc PHIT) được phân tích chi tiết theo biểu đồ phân bố (histogram), đồ thị biến đổi ba chiều (variogram) (hình 13) và qua sử dụng một số phép biến đổi thích hợp (transform) để đưa phân bố các tham số về phân bố chuẩn Gauxơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic (Trang 34 - 42)