III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯỚNG THẠCH HỌC VAØ MÔI TRƯỜNG
5. Các bước mô hình hóa
Mô hình hóa các tướng thực chất là mô hình hóa một hay nhiều tướng trên nền của mộât tướng khác (tướng nền hay background facies) sao cho đảm bảo số phần trăm (facies proportion) lân cận với giá trị đầu vào khi ta tiến hành mô hình hóa tướng. Mô hình hóa môi trường là kết quả của sự phân bố tướng thạch học theo không gian ba chiều với các tọa độ biên được xác định từ giếng khoan. Vì lý do nhiều tham số còn mang tính ước định, chưa đo được cụ thể hoặc còn có sai số (ví dụ như hướng và góc trầm tích, bề dày thân cát ngoài giếng khoan, …) nên xây dựng đa mô hình (lớn hơn 10) sẽ giúp giảm thiểu sai số và rủi ro địa chất. Đây cũng là lý do chính để áp dụng phương pháp “Địa chất xác suất” (Geostatistic) trong mô hình hóa vỉa chứa. Bằng các khái niệm đã trình bày ở trên, cộng với các phân tích thống kê định lượng, mô hình hóa môi trường và tướng được tiến hành theo các bước sau đây:
Xây dựng mô hình phân bố môi trường trầm tích: các ranh giới giữa các môi trường được xác định qua một số giếng khoan, gồm các giá trị: tọa độ x, y, z; hướng, v.v theo quy luật từ đồng bằng ven bờ -> biển ven bờ -> biển ngoài khơi.
Xây dựng mô hình đồng bằng ven bờ (Fluvial Simulation): mục đích chính là xây dựng mô hình phân bố hệ thống sông ngòi, kênh rạch phát triển trên nền đồng bằng châu thổ. Các số liệu phân tích tướng lòng sông cổ (channel) từ các giếng khoan và các số liệu thống kê khu vực, thế giới cho phép mô tả kích
channel có bề dày thân cát từ 3-5 m có thể có chiều dài lớn hơn 3 km) và kiểm soát phần trăm phân bố của tướng này trong môi trường đồng bằng ven biển (coastal plain) tương ứng với tập chứa. Tuy vậy, với tập chứa 1 (unit 1), các phân tích ĐVLGK và phân tích mẫu không chỉ ra sự có mặt của các tướng channel (5) và vũng vịnh (bay) (6) nên bỏ qua bước này.
Xây dựng mô hình trầm tích biển ngoài khơi và ven bờ: có nghĩa là mô hình hóa sự phân bố của cát hạt thô đến trung bình (M_sand)( 4), cát hạt mịn (F_sand) (3) và bùn (Muddy_sand) (2) trên nền của tướng sét (1).
Kết hợp phân bố tướng theo phân bố môi trường: theo sự phân bố môi trường, áp dụng quy luật phân bố và phát triển của các thể địa chất (ví dụ: tướng sông ngòi có thể xâm thực và xuyên cắt được các tướng khác, v.v.) các phân bố riêng rẽ tướng của từng môi trường sẽ được kết hợp thành phân bố chung cho toàn mỏ. Đây chính là phân bố cuối cùng, phân bố tướng môi trường thạch học ba chiều cần xây dựng.
Các chương trình trên đều được chạy với điều kiện trung thành với dữ liệu đầu vào về phần trăm tướng, bề dày, v.v., (conditional) đảm bảo đúng nguyên tắc chung khi xử lý bất kỳ một dạng tín hiệu nào là “không làm méo tín hiệu đầu vào” (hình 19).
Kết quả cuối cùng, ta nhận được mô hình phân bố ba chiều của các tướng và môi trường thỏa mãn các điều kiện đã cho tại các giếng khoan cũng như hình thái địa chất đã biết cả về định tính và định lượng (hướng trầm tích, NTG, thể tích…). Tuy nhiên, do tính phức tạp của địa chất nên việc chạy nhiều realization (hay xây dựng nhiều MHĐC) kết hợp tạo ra và xem xét các mặt cắt theo các hướng khác nhau (fence diagram) cho toàn bộ tầng chứa cho phép kiểm tra và giúp nâng cao chất lượng MHĐC. Ngoài ra, các mặt cắt còn cho phép đánh giá tính chất liên tục, xen kẽ hay gián đoạn về môi trường, tướng thạch học cũng như cho thấy một tiềm năng của từng khu vực về khả năng chứa chắn khác nhau.