Điều kiện thương mại quốc tế Incoterm

Một phần của tài liệu Kiến thức nền tảng xuất nhập khẩu và logistics (Trang 41 - 53)

Incoterms là gì ?

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu

2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

 Phân chia chi phí và giao nhận hàng hóa theo Thương mại quốc tế như thế nào?

Có 4 loại chi phí và giao nhận hàng hóa thơng dụng sâu đây: – Chi phí vận tải và giao nhận hàng hóa bao gồm:

Chi phí xếp hàng tại địa điểm bên bán Chi phí vận tải nội địa (Trucking) Các phí chứng từ vận tải

Chi phí lưu kho, lưu bãi

Cước vận tải quốc tế (đối với chặng đường chính) Chi phí dỡ hàng tại nước nhập khẩu

Chi phí lưu kho và lưu bãi tại nước nhập khẩu

Chi phí vận tải chặng đường cuối (Last mile delivery) Chi phí bốc dỡ hàng tại kho bên mua

– Chi phí thơng quan bao gồm:

Chi phí xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Chi phí kiểm tra như kiểm dịch, khử trùng, đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất, chất dễ cháy, nổ…

Chi phí kiểm hóa hàng hóa

Phí dịch vụ tư vấn, kiểm tra sau thơng quan:

– Chi phí bảo hiểm (đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu)

– Các chi phí dịch vụ và/hoặc hỗ trợ khác

Incoterms 2010

Incoterms (International Commercial Terms – các điều khoản thương mại quốc tế) giống như bảng cửu chương vào nghề cho các nhân viên xuất nhập khẩu, Logistics.

Vậy Incoterms có những đặc điểm gì cần chú ý?

 Incoterms không phải là luật, mà chỉ là thông lệ quốc tế, tập quán thương mại.

 Các phiên bản sau khơng phủ nhận phiên bản trước. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn phiên bản áp dụng

 Khơng áp dụng cho hàng hóa vơ hình, chỉ áp dụng hàng hóa hữu hình  Phân chia rủi ro và chi phí trong 1 lơ hàng cho Người Bán và người Mua

Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm:

 Các điều kiện dùng cho đường biển và thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF

 Các điều kiện dùng cho vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Có nghĩa là các điều khoản này dùng cho đường nào cũng được.

 Thông quan xuất khẩu: Trừ điều kiện EXW thì Buyer thơng quan xuất khẩu. Cịn lại

Seller phải thông quan xuất khẩu các lô hàng.

 Thông quan nhập khẩu: Trừ điều kiện DDP thì Seller thơng quan nhập khẩu. Cịn

lại Buyer phải thông quan nhập khẩu lô hàng

NGƯỜI BÁN & NGƯỜI MUA PHẢI THUÊ TÀU TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO

HÀNG NÀO?

 Nhóm E & F: người Mua (Buyer) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước  Nhóm C & D: người Bán (Seller) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích chi tiết các điều khoản của Incoterms 2010 nhé.

1. EXW – Ex Works: Giao tại xưởng

Người bán chỉ giao hàng tại xưởng là hết trách nhiệm. Mọi việc còn lại, người

mua phải làm gồm book tàu, trả cước freight, trả trucking, thông quan hải quan Xuất khẩu, thông quan Hải quan nhập khẩu.

Ví dụ cách ghi: EXW ABC warehouse, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)

2. FCA – Free Carrier: giao cho người chuyên chở

Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định.

Note:

– Nếu giao FCA tại kho của Seller, thì Seller bốc hàng lên xe cho người mua. – Nếu giao FCA tại kho khác kho hàng của Seller, thì Buyer tự bốc hàng lên xe Lúc này, FCA = EXW + bốc hàng lên phương tiện của người mua.

Ví dụ cách ghi: FCA Noibai airport, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)

3. FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu

Người bán hết trách nhiệm sau khi đặt hàng song song mạn con tàu (chưa phải giao lên tàu) như FOB. Seller chịu trách nhiệm thông quan Xuất khẩu. Buyer lo book cước và thông quan nhập khẩu. Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa

Hiểu đơn giản, thì FAS = FCA + người Bán chịu cước giao tới dọc mạn tàu. Ví dụ cách ghi: FAS Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010)

4. FOB – Free On Board: Giao hàng lên tàu

Note: FOB = FAS + bốc hàng lên trên tàu an toàn

Seller hết trách nhiệm sau khi giao hàng an tồn trên tàu. Điều này khác với Incoterms 2000 thì FOB chỉ cần giao qua “lan can tàu”

Buyer book cước tàu (lấy booking) và trả tiền cước – freight. Seller thông quan xuất khẩu, Buyer thông quan nhập khẩu.

Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa.

5. CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí

Note: CFR = FOB + F

Chữ C ở đây là Cost = tiền hàng = giá FOB. Còn F là Freight (cước) – Seller thuê tàu và trả cước

– Seller thông quan Xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu

– Chuyển giao rủi ro sau khi hàng lên tàu tại cảng xuất – Chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa

Ví dụ cách ghi: CFR Port Klang, Malaysia (Incoterms 2010)

6. CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Note: CIF = CFR + I

I: Insurance: bảo hiểm. Tùy loại A, B, C theo quy định của hợp đồng.

Mọi đặc điểm như CFR, nhưng chỉ thêm 1 việc đó là người bán mua bảo hiểm cho lơ hàng.

7. CPT – Carriage Paid To: cước phí trả tới

Dùng vận chuyển đa phương thức, chuyên hàng air là chuẩn nhất, dùng cả cho hàng sea.

Từ “To” ở đây có nghĩa là tới bất cứ đâu. Do đó, địa điểm đích có thể là tại Cảng/Sân bay hoặc sâu trong nội địa nước nhập khẩu.

a. Nếu địa điểm đích là cảng dỡ hàng/sân bay đến

* Hàng đường biển (sea)

CPT = FOB + cước vận chuyển tới đích quy định – Seller thuê tàu và cước trả cước (ocean freight) – Seller thông quan xuất khẩu

– Buyer thông quan nhập khẩu

* Hàng đường không (air)

CPT = FCA + cước vận chuyển tới đích quy định – Seller book máy bay và cước trả cước air freight – Seller thông quan xuất khẩu

– Buyer thơng quan nhập khẩu

Ví dụ cách ghi: CPT Noibai, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)

b. Nếu địa điểm đích là sâu trong nội địa nước nhập khẩu

Tuy nhiên, trong thực tế thì phần đa các lơ hàng dùng điều kiện CPT chỉ giao tới cảng dỡ hàng (Port of discharge) và sân bay đến (Airport of arrival) mà thôi.

8. CIP – Cost and Insurance paid to: cước phí và bảo hiểm trả tới

Note: CIP = CPT + I (Insurance)

Hệt như CPT, Seller phải mua thêm Insurance bảo hiểm tới địa điểm đích quy định trong hợp đồng

– Seller book máy bay/tàu biển và cước trả cước – Seller thông quan xuất khẩu

– Buyer thông quan nhập khẩu

9. DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến

Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng (đã dỡ) tại bến dưới sự định đoạt của người mua.

Note: DAT = CPT/CIP + rủi ro chịu tới điểm đích quy định – Seller book tàu trả cước

– Seller thông quan xuất khẩu – Buyer thông quan nhập khẩu

– Dùng cho vận tải đa phương thức, nhưng hàng sea là chủ yếu.

Ví dụ cách ghi: DAT Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010) hoặc DAT X terminal, Haiphong, Vietnam (Incoterms 2010)

10. DAP – Delivered at Place: Giao hàng tại nơi đến

Note: DAP = DAT + cước vận chuyển tới đích quy định – Đa phương thức, air hay sea đều được, thường là kết hợp. – Seller book tàu trả cước

– Seller thông quan xuất khẩu

– Buyer thông quan nhập khẩu và trả thuế

11. DDP – Delivered Duty Paid: giao hàng đã thông quan nhập khẩu

Note: DDP = DAP + người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu

– Trách nhiệm cao nhất của Seller, người bán phải làm từ A-Z các thủ tục và giao hàng tới tay người mua.

– Dùng cho vận tải đa phương thức

– Seller làm cả thông quan Xuất khẩu và thơng quan nhập khẩu

Ví dụ cách ghi: DDP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)

Vậy các bạn đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện của Incoterms 2010 rồi.

MỘT SỐ NHẦM LẪN VÀ THẮC MẮC VỀ INCOTERMS 2010

1. CIF và FOB chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa (theo lý thuyết). Nhưng thực tế, rất nhiều hãng bay và GHA hay công ty Logistics vẫn dùng CIF, FOB cho vận tải hàng không.

CPT và CIP dùng cho vận tải đa phương thức, do đó hồn tồn hợp lệ nếu dùng cho đường biển (thay thế CFR/CIF)

2. Incoterms 2000/2010 khơng quy định có điều kiện CNF. Tuy nhiên, đây là cách hiểu và viết của 1 số nước. CNF (Cost and Freight) cũng được hiểu như CFR. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn thể hiện điều kiện CFR là tốt nhất.

HIỆN NAY CÓ ÁP DỤNG CẢ INCOTERMS 2000 VÀ 2020 BIỀU ĐỒ INCOTERMS 2000

Một phần của tài liệu Kiến thức nền tảng xuất nhập khẩu và logistics (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)