Thủ tục Hải quan

Một phần của tài liệu Kiến thức nền tảng xuất nhập khẩu và logistics (Trang 81 - 95)

Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu như thế nào?

Khi tiến hành nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa, các chủ hàng đều phải khai báo hải quan theo quy định. Tuy nhiên hoạt động khai báo xuất khẩu và nhập khẩu có sự khác nhau. Cụ thể như:

Thủ tục hải quan xuất khẩu

Thông thường khi thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu hàng hóa, bạn sẽ phải thực hiện những bước sau:

Bước 1: Kiểm tra chính sách về hàng hóa và về thuế

Trước khi xuất khẩu hàng hóa ra bên ngồi, bạn nên kiểm tra kỹ chính sách về hàng hóa và chính sách về thuế để chắc chắn mặt hàng xuất khẩu không nằm danh sách cấm. Đối với những sản phẩm nằm trong danh sách hạn chế phải xuất theo hạn ngạch hay giấy phép thì bắt buộc bạn phải làm thủ tục để xin giấy phép thì mới đủ điều kiện xuất khẩu.

Ngồi ra, khi tìm hiểu về hàng hóa, bạn cũng nên kiểm tra xem hàng xuất khẩu có nằm trong danh mục chịu thuế hay không. Để kiểm tra những thơng tin đó, bạn có thể lên website của Tổng cục hải quan để tìm hiểu.

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ có liên quan đến lơ hàng

Trước khi tiến hành khai báo hải quan, bạn cần chuẩn những chứng từ liên quan như: Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing List), thỏa thuận lưu khoang (Booking Note).

Với những loại hàng hóa thơng thường thì chứng từ cần chuẩn bị khá đơn giản. Nhưng đối với những loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành như gỗ, sản phẩm làm từ gỗ thì phải chuẩn bị thêm những giấy tờ xác nhận khác theo quy định.

Bước 3: Tiến hành khai báo trên tờ khai hải quan

Dựa trên những thông tin của bộ chứng từ đã chuẩn bị, bạn lên phần mềm khai báo thủ tục hải quan điện tử để nhập thông tin lên tờ khai. Nếu như bạn đã tiến hành khai báo nhiều lần thì việc này khá đơn giản. Nhưng nếu là doanh nghiệp mới lần đầu khai báo hải quan thì cần chuẩn bị thêm:

 Mua chữ ký số

 Tải và cài đặt phần mềm khai báo hải quan điện tử

Sau khi cài đặt thành công, bạn tiến hành khai báo thông tin về lơ hàng trên đó, truyền tờ khai đi và tin tờ khai ra để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan

Dựa trên tờ khai bạn đã điền thơng tin mà tờ khai đó sẽ được phân luồng. Tùy thuộc vào từng luồng mà lô hàng của bạn sẽ được xuất đi nhanh hay chậm.

Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn tất 4 bước trên và tờ khai đã được thông quan, bạn chỉ cần nộp lại tờ khai và mã vạch để làm thủ tục xác thực với hải quan giám sát. Như vậy là hàng đã đủ điều kiện để xuất đi.

Thủ tục hải quan nhập khẩu

Đối với thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, bạn sẽ tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bạn cần xác định xem loại hàng hóa đó nằm trong danh mục sản phẩm nào tại Việt Nam, hàng hóa đó có phải hàng cấm hay không? Thông thường sẽ có những loại hàng như: Hàng thông thường (được phép nhập khẩu), hàng bị cấm, hàng bắt buộc phải xin phép nhập khẩu, hàng cần công bố đủ tiêu chuẩn, hàng cần kiểm tra chuyên ngành.

Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)

Đây là bản hợp đồng ký kết giao dịch giữa bên bán và bên mua. Trong bản hợp đồng cần có đủ các thơng tin như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá cả,… Ngoài ra, hợp đồng cũng quy định thêm một số điều kiện khác có liên quan đến giấy tờ và hình thức thanh tốn.

Bản hợp đồng là giấy tờ rất quan trọng khi bạn tiến hành khai báo thủ tục nhập hải quan nhập khẩu.

Bước 3: Kiểm tra chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hàng hóa

Để có thể khai báo hải quan nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như: Hợp đồng ngoại thương, Bộ vận tải đơn (Bill of Lading) gồm 3 bản chính, Hóa đơn thương

Thơng thường những giấy tờ này sẽ do bên bán gửi cho bên mua. Để gửi qua sẽ mất khá nhiều thời gian. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ những thông tin về chứng từ để tránh mất nhiều thời gian làm thủ tục.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Trong trường hợp bạn nhập khẩu những loại hàng cần kiểm tra chuyên ngành thì bạn phải tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 5: Khai vào tờ truyền hải quan

Sau khi hãng vận chuyển báo hàng đã đến, bạn cần tiến hành khai báo với hải quan. Để khai báo được bản phải có chữ ký số và khai báo trực tiếp qua phần mềm của Tổng cục Hải quan. Tờ khai phải điền đầy đủ thông tin đúng yêu cầu. Nếu khai báo hợp lệ sẽ được chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Đây là một loại chứng từ được phát hành bởi hãng tàu hoặc công ty vận chuyển lưu hàng ở cảng hoặc kho giao hàng. Để có được lệnh này, bạn chỉ cần đến hãng vận chuyển và chuẩn bị một số loại giấy tờ gồm: 1 bản sao chứng minh thư, 1 bản sao vận đơn kèm 1 bản vận đơn gốc đã đóng dấu và tiền phí.

Nếu hàng ngun Container thì bạn sẽ phải kiểm tra xem cịn thời gian lưu kho ở cảng hay không rồi gia hạn thêm.

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan

Sau khi bạn truyền tờ khai hải quan đi, tờ khai sẽ được phân luồng tương tự như xuất khẩu gồm luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.

Đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ, bạn sẽ phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục theo quy định để hải quan kiểm tra hàng hóa. Nếu mọi thứ đúng như bạn kê khai thì hàng sẽ được cấp phép.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục nhập hàng

Sau khi hồn thành đóng tất cả các loại thuế theo quy định, hàng hóa của bạn sẽ được hoàn tất thủ tục nhập hàng.

Bước 9: Tiến hành thủ tục đổi lệnh và nhập hàng hóa về kho

Sau khi chuẩn bị phương tiện chuyển hàng, kho bãi, bạn hãy mang lệnh giao hàng D/O đã có cùng với giấy giới thiệu của chủ hàng, phiếu cược vỏ hãng tàu, mã vạch tờ

khai hải quan đã được ký và đóng dấu đến. Sau đó, bên hải quan sẽ kiểm tra, lên đơn thanh tốn phí nếu có. Hồn tất các thủ tục bạn sẽ được chuyển hàng về.

9 bước của quy trình khai báo hải quan đối với hàng nhập khẩu

Những lồi thường gặp khi khai báo hải quan bạn cần biết

Thông thường khi tiến hành làm các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, mọi người thường dễ gặp phải lỗi, nhất là những người lần đầu thực hiện. Để hạn chế tối đa những sai sót khơng đáng có khi tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý tránh một số lỗi thường gặp như:

 Trong quá trình khai tờ khai hải quan trên phần mềm VNACCS, nhiều người thường khai sai các tiêu chí. Khi tiến hành bước này bạn nên chú ý đọc kỹ từng tiêu chí để điền cho chính xác.

 Áp sai mã số hàng hóa (HS code): Đối với những người lần đầu thực hiện do chưa hiểu rõ nguyên tắc áp mã số theo quy định nên rất dễ gặp phải lỗi này.  Chứng từ gặp phải lỗi như thông tin khơng khớp, lỗi về hàng hóa, lỗi trên C/O

,…

Để tránh được những sai sót này khi làm các thủ tục hải quan cũng như giúp việc thơng quan nhanh chóng hơn, bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan cho mình.

Những lỗi thường gặp khi khai báo hải quan nhiều người dễ mắc phải

6 Quy Tắc Phân Loại Mã HS Code Đúng Chuẩn

Nhằm thống nhất cách phân loại hàng hóa cho tất cả các quốc gia, Cơng ước HS quy định việc áp mã HS phải tuân theo tuần tự 6 quy tắc này.

Tùy trường hợp cụ thể, để phân loại hàng hóa sát với danh mục HS nhất, ta phải dựa vào một hay một số căn cứ sau đây:

 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (danh mục HS); Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế Nhập khẩu

 Các chi tiết, thông số kỹ thuật được mơ tả dựa trên thực tế hàng hóa  Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh minh họa, catalogue, tem, nhãn mác  Kết quả phân tích phân loại, kết quả giám định hàng hóa

QUY TẮC 1: Từ khóa trong mơ tả tên hàng + Chú giải

Dựa vào tên đích danh của mặt hàng, chúng ta có thể định hình được mặt hàng của mình thuộc Phần, Chương nào dựa vào tên Phần, Chương và Chú giải Phần, Chú

giải Chương;

Dựa vào cách diễn giải ở các chú giải, ta có được các chỉ dẫn để tìm đến Chương, Nhóm chứa mặt hàng ta đang tìm kiếm. Các chú giải Chương và Phân chương (nếu có) có tính chất quyết định đến việc phân loại hàng hóa, áp dụng cho cả 6 quy tắc. Ví dụ: Xác định mã HS của băng truyền bằng cao su lưu hóa dùng cho máy vận chuyển hàng hóa tự động

 Xác định được băng tải bằng cao su thuộc nhóm 4010 (Chương 40)

 Trong nhóm 4010 được chi tiết nhỏ hơn theo chất liệu gia cố, kích thước, thiết kế… Vậy, chúng ta cần yêu cầu bên bán cung cấp thêm chi tiết mặt hàng (catalogue, tài liệu kỹ thuật…) sao cho sát với mô tả trong biểu thuế nhấtđể dẫn chúng ta đến mã HS 8 chữ số cuối cùng.

QUY TẮC 2: Cách tra mã HS đối với các sản phẩm có nhiều thành phần chất liệu

hoặc có cấu tạo đặc biệt

Quy tắc 2a) Sản phẩm chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Một mặt hàng chưa hồn chỉnh hoặc chưa hồn thiện, có thể thiếu một số bộ phận phụ hoặc phụ kiện nhưng cơ bản đã mang đặc trưng của sản phẩm hồn chỉnh thì được phân loại như sản phẩm đã hoàn thiện.

Các “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” được hiểu là các bộ phận, linh kiện cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những dụng cụ, thiết bị đơn giản

VD: Phân loại hàng hóa cho sản phẩm là: Linh kiện máy đồng hồ cá nhân hoàn chỉnh chưa lắp ráp

Một số sản phẩm do tính đặc thù, trong Danh mục HS có phân chia theo sản phẩm chưa lắp ráp hồn chỉnh thì ta có thể dễ dàng áp mã HS ngay, cịn đối với các hàng hóa khác, ta vẫn áp dụng quy tắc 2a) như bình thường.

Quy tắc 2b): Hàng hóa là hợp chất của nhiều chất, hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu, chất liệu.

TH1: Các đơn chất của hợp chất hoặc các nguyên liệu, chất liệu tạo thành sản phẩm cuối cùng nếu thuộc cùng một nhóm thì hợp chất hoặc sản phẩm cũng thuộc nhóm đó.

Giả sử: Hỗn hợp gồm 2 thành phần đều thuộc nhóm 2907 thì hỗn hợp đó được phân loại vào nhóm 2907.

TH2: Các đơn chất của hợp chất hoặc các nguyên liệu, chất liệu tạo thành sản phẩm cuối cùng nếu thuộc các nhóm khác nhau thì phân loại theo chất cơ bản nhất mang lại tính chất đặc trưng hơn của sản phẩm.

VD: Dao bằng inox cán gỗ dùng trong nhà bếp ⇒ dao bằng inox mang lại tính chất đặc trưng cho sản phẩm ⇒ phân loại theo dao chất liệu bằng kim loại (Nhóm 8211)

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm khác

nhau

Cách tra mã HS của các mặt hàng thuộc quy tắc 3- là một trong những quy tắc gây

tranh cãi nhiều nhất được hình ảnh hóa bằng các ví dụ dưới đây

Đinh tán được nhắc đến trong nhóm 7318 (73182300) và nhóm 8308, nhưng trong 8308 được mơ tả cụ thể hơn “Đinh tán hình ống hoặc đinh tán có chân xịe” ⇒ phân loại vào nhóm 8308.

Quy tắc 3b) Hàng hóa là hỗn hợp của nhiều chất liệu, nguyên liệu, nhiều bộ phận cấu thành khác nhau hoặc hàng hóa được đóng gói dạng bộ mà các thành phần cấu thành bộ/hỗn hợp thuộc các nhóm khác nhau.

VD: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vịng tính, một compa, một bút chì và cái gọt bút chì, đựng trong túi nhựa.

Cách tra mã HS cho ví dụ trên như sau:

Thước: Nhóm 90.17 Vịng tính: Nhóm 90.17 Compa: Nhóm 90.17 Bút chì: Nhóm 96.09 Gọt bút chì: Nhóm 82.14 Túi nhựa: Nhóm 42.02.

Quy tắc 3c) Khi hàng hóa khơng phân loại được theo quy tắc 3a) và 3b) thì áp dụng quy tắc 3c), hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh

số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

VD: Băng tải một mặt chất liệu plastic và một mặt chất liệu cao su. Theo đó, mặt hàng trên được phân loại vào Nhóm 4010.

QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

Khi mặt hàng nào đó khơng thể phân loại được theo các Quy tắc 1 đến Quy tắc 3 thì ta có thể phân loại dựa trên những mơ tả của mặt hàng đó so với mơ tả trong Danh mục HS để tìm ra nhóm hàng hóa có mơ tả giống hoặc gần giống với chúng nhất.

VD: Khớp nối ống hình chữ T, bằng nhựa. Mô tả này giống với các sản phẩm là phụ kiện dùng để ghép nối ống ⇒ Thuộc nhóm phụ kiện ghép nối ống, bằng plastic. ⇒ Phân loại vào nhóm 3917.

QUY TẮC 5: Phân loại hàng hóa là hộp đựng, bao bì Quy tắc 5a) Bao bì đặc biệt được hiểu là:

 Các bao bì có hình dáng thích hợp hoặc đặc biệtđể chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định

 Bao bì hầu hết được sử dụng trong thời gian dài, đi kèmvới sản phẩm khi bán

⇒ Được phân loại cùng nhóm với sản phẩm mà nó chứa đựng. VD:

Hộp đựng đồ trang sức: Nhóm 7113

Bao da đựng máy cạo râu bằng điện: Nhóm 8510

Bao da đựng ống nhịm, hộp kính viễn vọng: Nhóm 9005 Hộp đựng đàn ghita: Nhóm 9202

Quy tắc 5b) Bao bì thơng thường ⇒ phân loại theo sản phẩm nó chứa đựng

 Khơng phải là các bao bì đã nêu tại quy tắc 5a)

 Dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, khơng tách rời hàng hóa mà nó chứa đựng, kể cả trong quá trình vận chuyển

 Bao bì chỉ dùng một lần, khơng sử dụng lặp lại

 Giá trị của bao bì rất nhỏ, đã được tính trong giá hàng hóa VD: Bao bì bánh kẹo, mì ăn liền; bình ga mini chứa ga

Các hàng hóa khơng áp dụng quy tắc 5b): Bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ: thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng (Bình ga gia đình)

QUY TẮC 6: Cách phân loại hàng hóa theo danh mục HS và so sánh cùng cấp độ:

Việc phân loại hàng hóa vào mỗi chương, vào mỗi nhóm và phân nhóm phải phù hợp với chú giải có liên quan. Khi so sánh các sản phẩm ở các nhóm, phân nhóm khác nhau ta phải so sánh cùng cấp độ.

Một phần của tài liệu Kiến thức nền tảng xuất nhập khẩu và logistics (Trang 81 - 95)