Chế độ làm việc các nhà máy ĐMT không phát công suất

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 60 - 66)

- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ:

6. Cấu trúc của luận văn

4.2. Kết quả phân tích ổn định điện áp qua đặc tuyến P-V

4.2.2. Chế độ làm việc các nhà máy ĐMT không phát công suất

4.2.2.1. Chế độ vận hành bình thường

Hình 4.13 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Tây Nha Trang, TT Cam Ranh, Cam Ranh chế độ làm việc bình thường khi các nhà máy ĐMT khơng phát cơng suất.

Công suất tác dụng dự trữ trong hệ thống điện Pdt = 217 MW. Độ dự trữ công suất tác dụng Kdt% =46.22%

4.2.2.2. Chế độ sự cố cắt một phần tử N-1

Hình 4.14 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Đồng Đế, TT Nha Trang, Nam Cam Ranh chế độ làm việc cắt đường dây 220kV Nha Trang – Đồng Đế.

Hình 4.15 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Mã Vịng, TT Nha Trang, TT Cam Ranh chế độ làm việc cắt đường dây 220kV Nha Trang – Mã Vịng.

Hình 4.16 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Cam Ranh, Tây Nha Trang, Nam Cam Ranh chế độ làm việc cắt đường dây 220kV Cam Ranh – Tây Nha Trang.

Hình 4.17 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Cam Ranh, Tây Nha Trang, Nam Cam Ranh chế độ làm việc cắt đường dây TT Nha Trang – Bình Tân.

Hình 4.18 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, BĐ Cam Ranh, Tây Nha Trang, Nam Cam Ranh chế độ làm việc cắt đường dây TT Nha Trang – Mã Vịng.

Hình 4.19 Đặc tuyến PV các nút Bình Tân, Cam Ranh, Tây Nha Trang, Nam Cam Ranh chế độ làm việc nhà máy NĐ Đường Khánh Hịa ngừng phát.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích đặc tuyến PV trường hợp NMĐMT khơng phát cơng suất

STT Loại sự cố CSTD dự trữ của

HTĐ Pdt (MW)

Độ dự trữ CSTD của HTĐ (Kdt %)

1 Cắt đường dây 220kV Nha Trang – Đồng Đế 216 46.01

2 Cắt đường dây 220kV Nha Trang – Mã Vòng 144 30.67

3 Cắt đường dây Tây Nha Trang – 220kV Cam Ranh 152 31.95

4 Cắt đường dây TT Nha Trang – Bình Tân 13 2.77 5 Cắt đường dây TT Nha Trang – Mã Vòng 0 0

6 Cắt đường dây BĐ Cam Ranh- Suối Dầu 200 42.60

7 Cắt đường dây BĐ Cam Ranh – 220 Cam Ranh 217 46.22

8 Cắt đường dây Đồng Đế - Mã Vòng 222 47.28

9 Cắt đường dây 220 Nha Trang – Diên Khánh 194 41.32

10 Cắt đường dây 220 Nha Trang – Đắc Lộc 215 45.79

11 Nhà máy NĐ Đường Khánh Hòa ngừng phát 109 23.22

4.3. Nhận xét

Ở chế độ cơ bản, độ dự trữ CSTD vẫn còn ở mức cao 55.32% đối với trường hợp điện mặt trời phát công suất cực đại và 46.22% đối với trường hợp điện mặt trời không phát công suất. Hệ thống đạt trạng thái ổn định điện áp bền vững. Điều này có thể giải thích là do ở chế độ vận hành bình thường, hầu hết các trạm biến áp được cấp nguồn từ 2 phía nên khả năng truyền tải cơng suất lớn.

Khi xảy ra sự cố cắt một phần tử (N-1) trong lưới điện thì độ dự trữ CSTD giảm xuống đáng kể. Điển hình như khi cắt đường dây TT Nha Trang-Bình Tân thì Kdt%= 8.37%, đặc biệt khi xảy ra sự cố cắt đường dây TT Nha Trang-Mã Vịng thì Kdt%= 0, điện áp tại các nút này giảm xuống rất thấp (điện áp tại TC TBA 110kV TT Nha Trang chỉ cịn 90.4kV, TC TBA Bình Tân là 92.1kV) và hệ thống có nguy cơ mất ổn định điện áp. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Ban đầu ở chế độ làm việc bình thường TT Nha Trang và Bình Tân được cấp điện từ 2 hướng (mạch vòng), khi cắt đường dây TT Nha Trang-Mã Vịng hoặc TT Nha Trang-Bình Tân thì các trạm này bị mất 1 nguồn cung cấp, đường cấp điện còn lại sẽ là từ 220kV Cam Ranh-Tây Nha Trang-Bình Tân-TT Nha Trang-Vinpearl. Khoảng cách cấp điện xa nên điện áp bị sụt khá lớn, dẫn đến điện áp tại TT Nha Trang, Bình Tân và Vinpearl giảm xuống rất thấp. Vậy ở chế độ N-1, trong cả 2 trường hợp là nhà máy điện mặt trời phát và không phát công suất. Sự cố đứt đường dây đặc biệt nghiêm trọng là mất đường dây TT Nha

Trang-Mã Vịng và TT Nha Trang-Bình Tân. Vận hành ở các chế độ này, hệ thống sẽ mất ổn định điện áp.

Để khắc phục khả năng sụp đổ điện áp khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên, nhóm tác giả đề xuất lắp thêm các thiết bị bù công suất phản kháng tại các nút: TT Nha Trang, Bình Tân và Vinpearl. Khi có sự cố mất đường dây, ngay lập tức đóng các thiết bị bù để cải thiện điện áp, ngăn ngừa sụp đổ điện áp.

Theo tài liệu tham khảo [12], [23-24] và kết quả mô phỏng ở trên, ta thấy khi các nhà máy điện mặt trời hoạt động, một phần nào đó giúp nâng cao độ ổn định điện áp tĩnh của hệ thống. Điều này có thể giải thích là do khả năng phát cơng suất phản kháng của nhà máy điện mặt trời góp phần duy trì điện áp ổn định khi phụ tải tăng cao. Mặc khác, khi nhà máy điện mặt trời hoạt động sẽ cung cấp điện năng trực tiếp cho phụ tải khu vực lân cận mà không cần phải truyền công suất xa từ hệ thống về, điều này giảm tổn thất điện áp và nâng cao điện áp khu vực.

Chương 5:

PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH ĐỘNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI VÀO LƯỚI

ĐIỆN KHÁNH HỊA

5.1. Mơ hình động nhà máy điện mặt trời trong PSS/E và kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)