Các kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 68)

- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ:

6. Cấu trúc của luận văn

5.1.3. Các kịch bản mô phỏng

Luận văn sẽ tập trung mô phỏng chất lượng điện năng theo các kịch bản nguy hiểm nhất đến lưới điện bao gồm:

5.1.3.1. Ảnh hưởng của hiện tượng mây che đến cường độ bức xạ

Kịch bản được đưa ra là: Ban đầu t=0 nhà máy điện mặt trời đang vận hành ở mức bức xạ mặt trời cực đại 1000 W/m2 và nhà máy phát với công suất cực đại lên lưới. Đến thời điểm t=2s, đột nhiên có đám mây che tồn bộ khu vực lắp hệ thống pin của các nhà máy, làm bức xạ giảm đột ngột từ 1000 W/m2 xuống còn 0 W/m2 (trong vịng 0.1s). Sau đó, cường độ bức xạ tăng dần từ 0-1000W/m2 trở lại trong vịng 10s.

Chương trình sẽ mơ phỏng đáp ứng công suất phát, công suất truyền trên đường dây, dao động điện áp, tần số tại các thanh cái nhà máy và lân cận.

5.1.3.2. Ảnh hưởng bởi trường hợp sự cố ngắn mạch trên các thanh cái và đường dây

Ở kịch bản này luận văn sẽ mô phỏng ở 2 chế độ là có và khơng có nhà máy điện mặt trời (ban ngày và ban đêm). Luận văn cũng sẽ chọn ra các điểm ngắn mạch được xem là nguy hiểm nhất để chạy mô phỏng và xem dao động điện áp, tần số và công suất phát tại thanh cái nhà máy và các thanh cái lân cận.

Chương trình sẽ chạy mơ phỏng như sau: Ban đầu t=0 đến t=1s hệ thống làm việc bình thường. Đến t=1s, cho sự cố xảy ra và tồn tại trong vòng 0.2s, sự cố được loại trừ (trường hợp ngắn mạch trên đường dây việc loại trừ ngắn mạch sẽ cắt đường dây đó ra). Sau đó chạy mơ phỏng đến t=10s và xuất kết quả ra đồ thị.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)