Kịch bản ngắn mạch xảy ra khi tất cả nhà máy điện mặt trời không phát

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 79 - 82)

- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ:

6. Cấu trúc của luận văn

5.3. Phân tích ảnh hưởng của các sự cố ngắn mạch đến chất lượng điện năng

5.3.2. Kịch bản ngắn mạch xảy ra khi tất cả nhà máy điện mặt trời không phát

công suất (buổi tối)

Kịch bản mô phỏng như sau: Tại thời điểm t=0 đến t=1s hệ thống hoạt động bình thường. Đến t=1s cho sự cố ngắn mạch xảy ra, sau 0.2s sự cố được loại trừ (đối với ngắn mạch trên đường dây thì việc loại trừ sự cố sẽ cắt đường dây đó ra). Tiếp tục mơ phỏng đến t=10s.

5.3.2.1. Sự cố ngắn mạch đầu đường dây từ trạm 220kV Cam Ranh đến trạm 110kV Tây Nha Trang.

Đáp ứng cơng suất

Hình 5.28 Đáp ứng cơng suất tác dụng truyền trên các đường dây

Trường hợp nhà máy điện mặt trời không phát cơng suất, các đường dây mang tải ít hơn do khơng cần phải giải phóng cơng suất từ nhà máy điện mặt trời. Tương tự như

trường hợp phát công suất cực đại, khi xảy ra ngắn mạch thì cơng suất truyền trên các đường dây bị dao động và trở về vị trí xác lập mới sau khi cắt ngắn mạch. Các thay đổi sau khi cắt ngắn mạch đúng với bài tốn trào lưu cơng suất.

Dao động điện áp

Hình 5.29 Dao động điện áp tại thanh cái 110kV các trạm biến áp

Điện áp tại các thanh cái 110kV của các trạm giảm xuống nhỏ hơn so với giá trị của trường hợp buổi trưa. Sau khi ngắn mạch loại trừ thì điện áp ổn định nhanh chóng và khơng có bị quá áp như trường hợp buổi trưa.

Dao động tần số

Hình 5.30 Dao động tần số tại thanh cái 110kV các trạm biến áp

So với trường hợp nhà máy điện mặt trời phát cơng suất cực đại thì trường hợp này tần số tại các thanh cái dao động với biên độ bé hơn và cũng phục hồi nhanh chóng sau khi cắt ngắn mạch.

5.3.3.2. Sự cố ngắn mạch đầu đường dây từ trạm 110kV TT Nha Trang đến 110kV Mã Vịng

Đáp ứng cơng suất

Tương tự như trường hợp phát công suất cực đại, khi xảy ra ngắn mạch thì cơng suất truyền trên các đường dây bị dao động và trở về vị trí xác lập mới sau khi cắt ngắn mạch. Các thay đổi sau khi cắt ngắn mạch đúng với bài tốn trào lưu cơng suất.

Dao động điện áp

Hình 5.32 Dao động điện áp tại thanh cái 110kV các trạm biến áp

Khi xảy ra ngắn mạch đầu đường dây Mã Vòng-TT Nha Trang, điện áp tại 2 nút này gần như bằng 0, sau ngắn mạch thì điện áp tại Mã Vòng được phục hồi như ban đầu nhưng điện áp tại TT Nha Trang thấp dưới ngưỡng cho phép (chỉ khoảng 91kV). Điện áp tại Bình Tân và Tây Nha Trang bị sụt thấp khi sự cố và sau đó tăng trở lại nhưng cũng chỉ ở mức 94kV. Tại thanh cái 110kV trạm 220kV Cam Ranh và trạm 110kV Cam Ranh khi ngắn mạch giảm đến 60kV và sau khi ngắn mạch loại trừ điện áp ổn định ở 110kV, thấp hơn so với trước khi cắt đường dây. So với trường hợp buổi trưa thì điện áp lúc này khơng bị quá áp. Tuy nhiên, sau khi cắt ngắn mạch thì điện áp tại các trạm biến áp TT Nha Trang, Bình Tân, Vinpearl có giá trị thấp hơn.

Qua kết quả mơ phỏng, so với trường hợp khi có nhà máy điện mặt trời phát, sau khi cắt đường dây TT Nha Trang-Mã Vòng điện áp tại thanh cái lân cận trường hợp này giảm thấp hơn. Điều này có nghĩa là khả năng sụp đổ điện áp khi khơng có nhà máy điện mặt trời là lớn hơn. Kết quả này đúng với bài tốn phân tích ổn định điện áp tĩnh qua đặt tuyến P-V và bài tốn trào lưu cơng suất.

Dao động tần số

Tần số gần như không dao động hoặc dao động nhưng với biên độ rất nhỏ, nhỏ hơn so với trường hợp buổi trưa và ổn định khoảng 5s sau khi cắt ngắn mạch.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)