Dao động điện áp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 71 - 73)

- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ:

6. Cấu trúc của luận văn

5.2. Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng mây che đến chất lượng điện năng

5.2.2. Dao động điện áp

Hình 5.11 Dao động điện áp tại thanh cái 110KV của ĐMT ĐL Miền Trung và KN Cam Lâm

Hình 5.12 Dao động điện áp tại thanh cái 110KV của ĐMT Cam Lâm VN và Sơng Giang

Hình 5.13 Dao động điện áp tại thanh cái 110KV của trạm 110kV Cam Ranh và 220kV Cam Ranh

Hình 5.14 Dao động điện áp tại thanh cái 110KV của trạm 110kV Nam Cam Ranh và Tây Nha Trang

Hình 5.15 Dao động điện áp tại thanh cái 110KV của trạm 220kV Nha Trang và 110kV BĐ Cam Ranh

Điện áp tại thanh cái nhà máy điện mặt trời và các thanh cái lân cận dao động tại thời điểm bức xạ đột ngột giảm.

Biên độ dao động và thời gian xác lập thanh cái 110kV:

 Tại thanh cái 110kV trạm ĐMT ĐL Miền Trung: 1.043÷1.055 pu

(114.7kV÷116.1kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=5s.

 Tại thanh cái 110kV trạm ĐMT KN Cam Lâm: 1.043÷1.058 pu

(114.7kV÷116.4kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=5s.

 Tại thanh cái 110kV trạm ĐMT ĐL Cam Lâm VN: 1.041÷1.06 pu

(114.5kV÷116.6kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=5s.

 Tại thanh cái 110kV trạm ĐMT KN Sơng Giang: 1.038÷1.054 pu

(114.2kV÷115.9kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=5s.

 Tại thanh cái 110kV trạm 110kV Cam Ranh: 1.041÷1.051 pu

(114.5kV÷115.6kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=6s.

 Tại thanh cái 110kV trạm 220kV Cam Ranh: 1.041÷1.049 pu

(114.7kV÷116.1kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=6s.

 Tại thanh cái 110kV trạm 110kV Nam Cam Ranh: 1.035÷1.047 pu

(113.8kV÷115.2 kV). Thời gian đạt xác lập: tại thời điểm t=5s.

 Tại thanh cái 110kV trạm 220kV Nha Trang: 1.057÷1.065 pu

Điện áp tại thanh cái 110kV của nhà máy dao động với hình dạng và biên độ tương đối giống nhau, và đều ổn định tại thời điểm t=5s. Tại thời điểm bức xạ giảm đột ngột, trước khi điện áp giảm thì điện áp tăng lên tức thời. Điều này có thể giải thích như sau: Vì ở chế độ vận hành bình thường (cơng suất nhà máy phát cực đại) thì nhà máy lấy công suất phản kháng từ lưới về để cho các thiết bị nhà máy hoạt động (Hình 5.10). Khi xảy ra sự cố giảm đột ngột công suất phát, làm các thiết bị không tiêu thụ công suất phản kháng, dẫn đến lượng công suất phản kháng này dư thừa chưa giải tỏa hết và điều này làm cho điện áp tăng đột biến. Sau khi giải tỏa hết lượng công suất phản kháng, điện áp dao động giảm mạnh. Nhà máy phục hồi dần cơng suất phát thì điện áp bắt đầu tăng dần đến giá trị ban đầu.

Điện áp tại thanh cái 110kV của trạm 110kV Cam Ranh và 220kV Cam Ranh (Hình 5.13) dao động tương đối giống nhau và gần giống với tại thanh cái 110kV nhà máy. Tuy nhiên, sau khi điện áp tại các thanh cái này giảm sâu thì bắt đầu tăng lớn hơn rồi mới giảm dần đến giá trị ban đầu. Điều này có nghĩa, nếu nhà máy điện mặt trời khơng phát cơng suất thì điện áp tại thanh cái 110kV của trạm 110kV Cam Ranh và 220kV Cam Ranh lớn hơn so với trường hợp nhà máy điện mặt trời phát công suất.

Điện áp tại thanh cái 110kV trạm 220kV Nha Trang (Hình 5.15) do ở xa các nhà máy điện mặt trời nên ít ảnh hưởng hơn. Điện áp chỉ tăng lên khi nhà máy không phát công suất và giảm dần khi công suất nhà máy phục hồi. Điều này đúng với kết quả của bài tốn trào lưu cơng suất khi có và khơng có nhà máy điện mặt trời.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSSE ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NM ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)