Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam và một số quốc gia ở đông nam á (Trang 26 - 35)

2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Tại Đông Á, các cú sốc ngoại sinh ln được các nhà hoạch định chính sách quan tâm và nhấn mạnh lên hàng đầu vì với một số đặc điểm cấu trúc của khu vực, đặc biệt là hội nhập tài chính - thương mại cùng với các vấn đề gia tăng trong những nỗ lực phối hợp chính sách hài hịa trong quy mơ khu vực. Do đó, các nghiên cứu gần đây đã đặt trọng tâm vào những cú sốc ngoại sinh ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia trong khu vực.

Trong bài nghiên cứu của Pierre Allegret và các cộng sự (2012) nhằm

mục tiêu đánh giá tầm quan trọng của các cú sốc ngoại sinh đến biến động trong nước tại các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand). Dữ liệu được sử dụng cho mơ hình VAR cấu trúc trong giai đoạn Q1. 1994 đến Q.4 2010 với các biến ngoại sinh bao gồm: giá dầu thế giới, GDP thực của Mỹ, lãi suất FED, chỉ số chứng khoán MSCI. Các biến nội sinh đại diện cho mỗi quốc gia bao gồm GDP thực, chỉ số giá cả hàng hóa trong nước, tỷ giá so với đồng đô la Mỹ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy

Về GDP

Trong tất cả các nước, ngoại trừ Indonesia, với khoảng thời gian từ kỳ 1 đến kỳ 4 thì các cú sốc ngoại sinh giải thích ít nhất 11% cho biến động của GDP, riêng GDP của Nhật Bản và Hồng Kông dễ bị nhạy cảm nhất với các cú sốc ngoại sinh này, tương ứng là 58.8% và 36.8%.

Trong giai đoạn từ Quý 1/1996 đến Quý 4/2010, thể hiện sự tăng lên rõ ràng ảnh hưởng của các cú sốc ngoại sinh. Nhất là trong ngắn hạn, các cú sốc này giải thích hơn 15% biến động của GDP; còn trong dài hạn xét từ kỳ 16-20 các cú sốc này đều tăng, trừ Hồng Kông – giảm xuống mức 28.92% so với mức ngắn hạn 32.87% (mức ngắn hạn từ kỳ 1 đến kỳ 4).

18

Các cú sốc ngoại sinh ảnh hưởng nhiều lên chỉ số giá sản xuất (PPI- producer price index) hơn so với chỉ số GDP. Trong khi đó giai đoạn 1996-2010, thì GDP trong nước có khuynh hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá dầu thế giới.

Về tỷ giá hối đoái danh nghĩa:

Tác động của các cú sốc ngoại sinh lên biến tỉ giá danh nghĩa tính theo USD (gọi tắt là NER) thì thấp trong ở kỳ 1-4 cho các nước và có 06 nước dưới 10% là Trung Quốc (9.53%), HongKong (8.11%), Indonesia (7.46%), Nhật Bản (1.63%), Malaysia (8.87%) và Thái Lan (6.29%); còn trong dài hạn với kỳ 16-20 thì giá trị tác động này lớn với tất cả các nước nghiên cứu. Đặc biệt trong giai đoạn 1996- 2010, giá trị tác động này tăng đáng kể, như Nhật Bản (từ 1.63% lên 23.65% cùng kỳ 1-4), Trung Quốc (từ 9.53% lên 46.02% cho kỳ 1-4, 90.89% cho kỳ 16- 20).

Về chỉ số PPI:

Ảnh hưởng của giá dầu thì mạnh hơn lên chỉ số PPI so với các biến số khác. Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng các cú sốc thực thì ảnh hưởng mạnh hơn các cú sốc về tài chính (đại diện là chỉ số MSCI) hay tiền tệ (đại diện là chỉ số Fed Funds). Trong tất cả các nước, trong ngắn hạn cú sốc giá dầu tác động lên chỉ số PPI hơn 20% (trừ Trung Quốc 15.75%)

Trong bài này, tác giả cũng chỉ ra 02 nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút ảnh hưởng GDP của Mỹ lên các nước Asian. Thứ nhất là do bắt đầu từ những năm 1990 giao dịch giữa các nước trong khu vực tăng lên. Thứ hai là do sự ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực và trên thế giới, theo tác giả ghi nhận thì mức độ này mạnh hơn từ sau năm 2000.

Bartosz Mackowiak (2006) thực hiện nghiên cứu tại 08 nước mới nổi

gồm HongKong, Hàn Quốc, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và các nước Châu Mỹ Latinh là Chilê và Mexico, với dải dữ liệu lấy từ tháng 1/1986 đến 12/2000, trừ Thái Lan từ tháng 1/1987 do thiếu dữ liệu.

19

Tác giả sử dụng mơ hình Var cấu trúc (SVAR) với các biến kinh tế vĩ mô của một số nước tại thị trường mới nổi, Mỹ và giá cả hàng hóa thế giới. Với giả định rằng một thị trường mới nổi là một nền kinh tế nhỏ mở. Các biến nội sinh bao gồm lãi suất ngắn hạn, tỷ giá hối đoái, sản lượng thực, chỉ số giá cả

Các biến ngoại sinh đại diện cho lãi suất của FED, chỉ số giá hàng hóa thế giới, cung tiền của Mỹ, sản lượng thực của Mỹ, chỉ số giá cả của Mỹ.

Tác giả tìm thấy kết quả rằng:

Các cú sốc ngoại sinh giữ vai trò quan trọng trong việc giải thích sự biến động trong các biến số kinh tế vĩ mô tại các thị trường mới nổi, ở đây là khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Mỹ Latinh.

Mức độ giải thích của các biến ngoại sinh là khác nhau giữa các thị trường khác nhau.

Qua bài nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất rằng các cú sốc ngoại sinh nên đóng một vai trị quan trọng trong các mơ hình áp dụng cho thị trường mới nổi; và những thay đổi trong tỷ giá bên ngồi có thể có các ảnh hưởng khác nhau phụ thuộc vào có hay khơng việc chúng phản ảnh cú sốc với chính sách tiền tệ của Mỹ hay phản ứng mang tính hệ thống từ lãi suất của Fed đến các loại cú sốc khác; cũng như làm thế nào để giữ cân bằng nền kinh tế trước ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

Năm 2009, ba tác giả: Sato, Zhang và Mc Aleer sử dụng mơ hình VAR cấu trúc để xem xét ảnh hưởng của các cú sốc ngoại đến sự biến động kinh tế vĩ mô ở Đông Á. Chỉ số GDP thực, chỉ số giá tiêu dùng CPI, sản lượng thực tế đại diện cho các biến trong nước. Biến ngoại sinh bao gồm chỉ số giá dầu thế giới được tính theo đồng đơ la Mỹ, các cú sốc của Mỹ và cú sốc của Nhật Bản. Thời kỳ mẫu từ 1978Q1 - 2007Q4 trừ chỉ số CPI Hồng Kông (Q4.1980 – Q4.2007) và chỉ số CPI của Trung Quốc (Q1.1986 - Q4.2007). Kết quả cho thấy rằng các biến sản lượng và lạm phát có sự tương quan cao và có ý nghĩa thống kê với các nước Châu Á trong toàn bộ

20

thời gian lấy mẫu. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản có một mối tương quan cao với các nước châu Á và trong thời kỳ hậu khủng hoảng

Kết quả từ mơ hình VAR cấu trúc cho thấy:

Cú sốc Mỹ và cú sốc Nhật Bản chiếm ưu thế trong sự biến động của khu vực trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính , đặc biệt là trong giai đoạn 1978-1987, cả về ngắn hạn và dài hạn. Trong thời gian hậu khủng hoảng, những cú sốc Mỹ đã trở thành nguyên nhân chính của sự biến động trong hầu hết các nền kinh tế, ngoại trừ nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó ảnh hưởng của Nhật Bản giữ vai trị ít hơn.

Cú sốc giá dầu ngày càng trở nên quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự ổn định tăng trưởng sản lượng thực tế trong khu vực, đáng chú ý nhất trong các nền kinh tế của Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Thái Lan . Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của các quốc gia về nguồn cung cấp dầu .

Kết quả từ đồ thị phản ứng thúc đẩy cho thấy hầu hết các nền kinh tế Đơng Á có phản ứng dương với các cú sốc bên ngồi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ thông qua các thời điểm khác nhau, ngoại trừ Indonesia trong thời gian sau giai đoạn khủng hoảng. Các phản ứng thúc đẩy cho thấy các cú sốc trong khu vực có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong thời kỳ hậu khủng hoảng Những phát hiện này hàm ý rằng ảnh hưởng của cú sốc Mỹ vẫn đóng vai trị chi phối trong biến động sản lượng thực tế trong khu vực Đông Á .

Canova (2005) cũng dùng mơ hình VAR để ước tính tác động của cú sốc chính sách tiền tệ Mỹ lên 08 thị trường mới nổi Châu Mỹ Latinh (Argentina,

Ecuador, Mexico, Panama, Peru, Uruguay, Brazil, and Chile.) giai đoạn từ Q1/1990 đến Q2/2002 và có các phát hiện sau:

Cú sốc chính sách tiền tệ Mỹ ảnh hưởng nhanh và mạnh đến lãi suất của các nước Châu Mỹ Latinh.

Các cú sốc ngoại sinh có vai trị quan trọng đối với sự biến động kinh tế vĩ mô ở các nước Châu Mỹ Latinh.

21

Các cú sốc chính sách tiền tệ ảnh hưởng lớn đến các nước Châu Mỹ Latinh liên quan đến 02 cú sốc cấu trúc khác của Mỹ đó là cú sốc cung và cú sốc cầu của Mỹ.

Kết quả nghiên cứu của Canova cũng mang lại hàm ý chính sách quan trọng: phải có những chính sách phù hợp để tránh những biến động mang tính chu kỳ trong nền kinh tế Mỹ Latinh. Đa số các biến động kinh tế vĩ mô ở Mỹ latinh có nguồn gốc từ bên ngồi, vì vậy việc hoạch định chính sách của Mỹ Latinh được yêu cầu phải quan tâm đến những điều kiện quốc tế và nhận diện những thông tin liên quan đến những biến đổi kinh tế của Mỹ để có những phản ứng phù hợp.

Gosse và Guillaumin (2012) nghiên cứu tác động của các cú sốc từ bên

ngoài đối với số dư tài khoản hiện tại ở châu Á. Mơ hình Var cấu trúc được sử dụng với dữ liệu theo quí từ Q1.1981 đến Q4.2010. Ba cú sốc ngoại sinh của mơ hình bao gồm cú sốc dầu , cú sốc tiền tệ của Mỹ (đại diện bởi lãi suất FED) và một cú sốc tài chính Mỹ (đại diện bởi chỉ số S&P 500). Biến nội sinh đại diện cho mỗi quốc gia (Trung Quốc , Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia , Nhật Bản , Malaysia, Philippines , Singapore và Thái Lan) bao gồm GDP, tỷ giá thực và số dư tài khoản hiện tại. Tác giả đã đưa ra được những bằng chứng về các kênh truyền dẫn mà cú sốc ngoại sinh ảnh hưởng đến số dư tài khoản hiện tại châu Á. Dầu và những cú sốc tiền tệ của Mỹ đóng một vai trị rất lớn trong việc giải thích số dư tài khoản hiện tại châu Á. Tuy nhiên, các cơ chế giải thích những phản ứng khác nhau. Những cú sốc dầu dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai trong trung hạn. Những cú sốc tiền tệ của Mỹ chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và sự khác biệt giữa GDP của các quốc gia. Ở một số nước, những cú sốc tiền tệ khơng thể giải thích thặng dư tài khoản hiện tại ( Trung Quốc và Hồng Kơng ). Các cú sốc tài chính chủ yếu góp phần giải thích thặng dư Indonesia và Thái Lan, đáng chú ý là hai nước có đặc điểm chung trong việc kiểm soát tài khoản vốn chưa chặt chẽ, thị trường tài chính phát triển chưa mạnh. Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các cú sốc ngoại sinh có ảnh hưởng đáng kể lên thặng dư tài khoản hiện tại ở Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái

22

Lan. Một nửa của những cú sốc ngoại sinh giải thích một phần quan trọng của cán cân vãng lai trong trung hạn.

Gimet (2011) đã sử dụng mơ hình cấu trúc VAR để nghiên cứu sự biến động

của các nước Đông Nam Á dưới tác động của những cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế (cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á giai đoạn từ tháng 1/1997 - tháng 12 /1999 và cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ từ tháng 1/2007 - tháng 12/2009. Mơ hình cấu trúc Var được sử dụng để phân tích hiệu quả của các chính sách các quốc gia sau khủng hoảng nhằm ổn định kinh tế. Các biến được chọn để xem tác động của các cú sốc tài chính quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và tài chính của quốc gia (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Kết quả của tác giả làm nổi bật những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính đến các quốc gia mới nổi trong ASEAN, nhưng thấp hơn các quốc gia cơng nghiệp phát triển. Điều này có thể kết luận rằng các biện pháp được thông qua bởi các nền kinh tế ASEAN đang nổi lên ở đầu thập kỷ phát huy được hiệu quả. Họ đã quyết định hạn chế sự phụ thuộc vào dòng chảy của nguồn vốn ngắn hạn, nhằm giảm nguy cơ thiếu tính thanh khoản và ổn định tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Một nhóm các thị trường mới nổi như Phillipines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện khả năng của mình để hạn chế tác động tiêu cực của biến động tài chính quốc tế. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã lan rộng trong các nước tiên tiến, mà trực tiếp thông qua các kênh tài chính bao gồm ngân hàng và các chủ thể khác trong ngành tài chính. Sự lan tỏa cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi là gián tiếp và là dẫn truyền thông qua các kênh liên kết giữa thương mại và các nước công nghiệp.

Mala Raghavan and Param Silvapulle (2007) với bài nghiên cứu “Structural VAR approach to Malaysian Monetary Policy Framework: Evidence from the Pre- and Post-Asian Crisis Periods”, tác giả cũng sử dụng mơ hình Structural VAR, với dữ liệu từ tháng 01/1980 đến tháng 05/2006, với 09 biến được sử dụng để nghiên

23

mới nổi như Malaysia, nhất là tác động tới các chính sách tiền tệ của Malaysia trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Dải dữ liệu chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn trước khủng hoảng từ tháng 1/1980 đến tháng 06/1997 và giai đoạn sau khủng hoảng từ tháng 1/1998 đến tháng 5/2006. Các biến nghiên cứu chia thành 02 nhóm: nhóm ngoại sinh gồm chỉ số giá hàng hóa thế giới (PC – World Commodity Price Index), chỉ số sản xuất công nghiệp Mỹ (IPu – Industrial Production), chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (Pu – Consumer Price Index), lãi suất Fed (IRu – Federal Funds rate); nhóm thứ hai gồm chỉ số sản xuất công nghiệp Malaysia (IPM – Industrial Production), chỉ số giá tiêu dùng Malaysia (PM – Consumer Price Index), cung tiền M1 (M1M - Monetary Aggregate M1), lãi suất qua đêm (IRM - Overnight Inter-bank rate) và tỷ giá danh nghĩa (EXM – Nominal Effective Exchange Rate). Ngoài biến lãi suất Fed và lãi suất qua đêm được tính bằng đơn vị phần trăm (%), các biến khác được lấy logarit. Tác giả áp đặt các ràng buộc xác định trong mơ hình SVAR nhằm mục đích xác định liệu chăng các biến động trong các cơ chế truyền dẫn tiền tệ của Malaysia đã thay đổi sau cuộc khủng hoảng. Hay tác giả kỳ vọng có thể cung cấp cho ngân hàng trung ương Malaysia (BNM – Bank Negara Malaysia) các quan điểm giá trị trong việc xác định các kênh truyền dẫn quan trọng, cung cấp nhiều thông tin về các cú sốc chính sách tiền tệ, giúp Ngân hàng trung ương Malaysia tác động lên các kênh phù hợp để đảm bảo chính sách tiền tệ mang lại hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định giá hàng hóa.

Qua phân tích tác giả thu được các kết quả sau:

 Trong giai đoạn trước khủng hoảng, các cú sốc tiền tệ và tỷ giá có khuynh hướng ảnh hưởng đáng kể lên sản lượng, giá, lãi suất, cung tiền và tỷ giá. Sau giai đoạn khủng hoảng, cung tiền có khuynh hướng ảnh hưởng mạnh lên sản lượng.

 Mức độ của các cú sốc bên ngoài và bên trong giảm sau giai đoạn khủng hoảng. Cụ thể, với cú sốc của các biến bên ngoài như giá cả hàng hóa thế

24

giới giảm từ 0.0198 xuống 0.0185, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm từ 0.0052 xuống 0.0049, lãi suất của FED giảm từ 0.4473 xuống 0.1178, riêng chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng từ 0.0020 lên 0.0025; các biến nội sinh như chỉ số sản xuất công nghiệp của Malaysia giảm từ 0.0510 xuống 0.0235, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm từ 0.0035 xuống 0.0025, cung tiền giảm từ 0.0220 xuống 0.0192,…

 Phân tích hàm phản ứng đẩy trước và sau khủng hoảng cho thấy các biến nội sinh có khuynh hướng phản ứng dương với các biến ngoại sinh, nhất là biến lãi suất qua đêm của Malaysia trước khủng hoảng phản ứng âm biến lãi suất fed, nhưng sau khủng hoảng phản ứng này là dương.

 Khi phân tách phương sai tác giả thấy rằng trước giai đoạn khủng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam và một số quốc gia ở đông nam á (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)