Phản ứng của sản lượng trước các cú sốc bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam và một số quốc gia ở đông nam á (Trang 54 - 58)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3 Tác động của các cú sốc ngoại sinh đến các biến nội sinh

4.3.1 Phản ứng của sản lượng trước các cú sốc bên ngoài

Phản ứng xung của mỗi biến nội sinh của các quốc gia với các cú sốc ngoại sinh khác nhau lần lượt được mô tả tương ứng trong các đồ thị bên dưới và phụ lục. Theo các đường dẫn thời gian về tác động của các cú sốc ngoại sinh đối với mỗi biến trong nước, phản ứng xung khơng chỉ phân tích phản ứng tại một cú sốc cụ thể trong ngắn hạn, mà còn thể hiện được kết quả trong dài hạn.

46

Biểu đồ 4.1: Phản ứng của GDP Việt Nam trƣớc các cú sốc bên ngoài.

Phản ứng của biến sản lượng của các nước với các cú sốc gần như bắt đầu từ kỳ 02 trở đi, các phản ứng phần lớn khác nhau ở kỳ ngắn hạn. Tại Việt Nam, phản ứng của các biến số kinh tế vĩ mô với cú sốc giá dầu là mạnh hơn so với các nước trong bài nghiên cứu.

Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được chọn đối với các biến nội sinh trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như khẳng định lại các phân tích kết quả thu được từ các hàm phản ứng thúc đẩy, tác giả sử dụng thêm kết quả phân rã Cholesky

47

Bảng 4.7 Phân rã Cholesky của GDP đến các cú sốc bên ngoài

SHOCKS HORIZON MALAYSIA PHILIPPINES SINGAPORE THAILAND VIỆT NAM

OILP 1-4 0.04465 0.04465 -0.063025 0.02963 0.171625 16-20 -0.000633 -0.00075 -0.00018194 0.0001819 0.04182 GDP_USA 1-4 0.1192 0.1192 0.096425 0.03995 0.123225 16-20 0.0004008 0.0004928 -0.0007236 0.0012838 -0.00401 R_US 1-4 0.100775 0.100775 0.23825 -0.039525 -0.17965 16-20 0.002406 0.00291 -0.00389 0.0018926 -0.01868 S&P 500 1-4 0.0086 0.0086 0.033075 0.04645 0.1062 16-20 0.0007116 0.0008712 -0.000585 0.00050648 -0.0292 SUM 1-4 0.273225 0.273225 0.304725 0.076505 0.2214 16-20 0.002885 0.003524 -0.00538054 0.00386478 -0.01007

Lưu ý: “1-4” là viết tắt của giá trị trung bình từ kì 1 đến kì 4 sau khi cú sốc xảy ra

“16-20” là viết tắt của giá trị trung bình từ kì 16 đến kì 20 sau khi cú sốc xảy ra

Biểu đồ 4.1 cho thấy trong ngắn hạn, cú sốc giá dầu tác động cùng chiều với GDP tại Việt Nam, tác động này cũng tương tự như Thái Lan, Malaysia, Philipines. Theo Kilian (2009), từ cuối những năm 90, cú sốc giá dầu chủ yếu là cú sốc về nhu cầu, giá dầu tăng có thể phản ứng sự tăng trưởng của những nước phát triển. Kết quả là xuất khẩu của của quốc gia sẽ tăng. Tuy nhiên tại Singapore, sản lượng công nghiệp tác động ngược chiều với cú sốc giá dầu, điều bày phù hợp với lý thuyết rằng cú sốc giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến các biến trong nền kinh tế vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau. Trước hết, cú sốc gây ra hiệu ứng sốc cung do các công ty phải chịu sự gia tăng chi phí sản xuất khi giá dầu biến động. Thứ hai, cú sốc giá dầu đề cập đến hiệu ứng xuất khẩu dầu sang các nước nhập khẩu. Còn một quan điểm thứ ba theo Bernanke và cộng sự (1997) cho rằng phản ứng tích cực của biến kinh tế vĩ mơ trong nước với cú sốc giá dầu do chính sách tiền tệ chặt chẽ của quốc gia để chống lại áp lực lạm phát.

Trong ngắn hạn, sản lượng của Việt Nam phản ứng tích cực trước cú sốc sản lượng tại Mỹ. Điểm này cũng tương đồng với các quốc gia còn lại trong bài

48

nghiên cứu. Hoa kỳ như một đại diện trong hoạt động thương mại ở các nước mới nổi, phản ứng tích cực của các quốc gia đã khẳng định mức độ mở cửa thương mại tại các quốc gia.

Trong dài hạn, các cú sốc ngoại sinh của Mỹ ảnh hưởng không đáng kể trên sản lượng của các quốc gia trong bài nghiên cứu, đường phản ứng có xu hướng tiệm cận về 0. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay, chiếm khoảng 20- 21% kim ngạch xuất khẩu. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trên đà “trượt dốc”, mặt khác cạnh tranh trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ khốc liệt hơn do một số nhà xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu thụ lượng hàng hoá xuất khẩu bị tồn đọng. Do đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam, từ đó tác động đến sự sụt giảm trong GDP của Việt Nam.

49

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam và một số quốc gia ở đông nam á (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)