Nhìn vào biểu đồ sản xuất ta thấy sản lượng ethanol tăng mạnh từ năm 2003. Năm 2003 toàn thế giới đã sản xuất được 38,5 tỷ lít ethanol nhiên liệu (trong đó châu Mỹ chiếm khoảng 70%, châu Á 17%, châu Âu 10%), trong đó 70% được dùng
20
làm nhiên liệu, 30% được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, y tế, hố chất. Đến năm 2008 Mỹ vẫn là q́c gia đứng đầu về sản lượng ethanol so với các nước khác trên thế giới, đặc biệt độ chênh lệch về sản lượng ethanol của nước này so với quốc gia đứng thứ thứ hai là Brazil đã vượt xa hơn nhiều so với năm 2006. Dự kiến năm 2012 thế giới sản xuất khoảng 80 tỷ lít ethanol. Đi vào quá trình phát triển công nghiệp sản xuất NLSH ở các Q́c gia điển hình như:
Brazil là q́c gia đầu tiên sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công
nghiệp từ năm 1970. Bắt nguồn từ khủng hoảng dầu hoả 1972, Brazil có kế hoạch sản xuất xăng-sinh-học. Tất cả các loại xăng ở quốc gia này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, ở nước này có 3 triệu ơtơ sử dụng hồn tồn ethanol và trên 17 triệu ơtơ sử dụng E25. Năm 2005, Brazil sản xuất 16 tỷ lít ethanol, chiếm 1/3 sản xuất tồn cầu. Năm 2006 Brazil đã có trên 325 nhà máy ethanol, và khoảng 60 nhà máy khác đang xây cất, để sản xuất xăng-ethanol từ mía (đường, nước mật, bã mía), và bắp sản xuất được 17,8 tỷ lít ethanol, dự trù sẽ sản xuất 38 tỷ lít vào năm 2013.
Mỹ hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn nhất thế giới (năm 2006 đạt gần 19
tỷ lít, trong đó 15 tỷ lít dùng làm nhiên liệu - chiếm khoảng 3% thị trường xăng). Năm 2012 sẽ cung cấp trên 28 tỷ lít ethanol và diesel sinh học, chiếm 3,5% lượng xăng dầu sử dụng. Để khuyến khích sử dụng nhiêu liệu sạch, Chính phủ đã thực hiện việc giảm thuế 0,50 USD/gallon ethanol và 1 USD /gallon diesel sinh học, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sản xuất NLSH.. Hoa Kỳ đặt chỉ tiêu sản xuất E10 để cung cấp 100% xe hơi vào 2012. Hãng General Motor đang thực hiện dự án sản xuất E85 từ cellulose (chất xơ), và hiện có khoảng hơn 4 triệu xe hơi chạy bằng E85, hãng Coskata đang có 2 nhà máy lớn sản xuất xăng-ethanol.
EU ra biểu quyết chung là mỗi quốc gia phải sản xuất cung cấp 5,75% xăng-
sinh-học vào năm 2010, và 10% năm 2020 cho các nước thành viên mình.
Đức là nước tiêu thụ nhiều nhất xăng-sinh-học trong cộng đồng Âu châu,
khoảng 2,8 triệu tấn diesel-sinh-học, 0,71 triệu tấn dầu-thực-vật (tinh khiết) và 0.48 triệu tấn ethanol. Công ty sản xuất diesel-sinh-học lớn nhất là ADM Oelmühle
21
Hamburg AG, kế đến là MUW (Mitteldeutsche Umesterungswerke GmbH & Co KG) và EOP biodiesel AG. Nguyên liệu chính là củ cải-đường để sản xuất ethanol, và dầu-cải và dầu dừa (nhập cảng từ Malaysia, Indonesia) cho diesel-sinh-học.
Pháp là nước thứ hai tiêu thụ nhiều ethanol-sinh-học trong cộng đồng Châu
Âu Năm 2006, khoảng 1,07 triệu tấn ethanol và diesel-sinh-học.
Thụy Điển hiện nay 20% xe ở Thuỵ Điển chạy bằng xăng-sinh-học, nhất là xăng-ethanol. Thuỵ Điển đang chế tạo xe hơi lai vừa chạy bằng ethanol vừa bằng điện. Để khuyến khích sử dụng xăng-sinh-học, chính phủ Thụy Điển không đánh thuế lên xăng sinh học, trợ cấp xăng sinh học rẻ hơn 20% so với xăng hóa thạch, khơng phải trả tiền đậu xe ở thủ đô và một số thành phố lớn, bảo hiểm xe cũng rẻ hơn.
Trung Quốc mỗi ngày sử dụng 2,4 - 2,5 triệu thùng dầu mỏ, trong sớ đó có tới 50% phải nhập khẩu. Để đới phó với sự thiếu hụt năng lượng, một mặt Trung Quốc đầu tư lớn ra ngoài lãnh thổ để khai thác dầu mỏ, mặt khác tập trung khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư để nhiều cơ sở khoa học nghiên cứu về NLSH. Đầu năm 2003, xăng E10 (10% ethanol và 90% xăng) đã chính thức được sử dụng ở 5 thành phố lớn và sắp tới sẽ mở rộng thêm tại 9 tỉnh đông dân cư khác. Cuối năm 2005, nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu công suất 600.000 tấn /năm (lớn nhất thế giới) đã đi vào hoạt động tại Cát Lâm. Tháng 6/2006, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hố thân thiện mơi trường. Năm 2005, Trung Quốc sản xuất 920.000 tấn ethanol và khoảng 200,000 tấn diesel-sinh-học. Chỉ tiêu sản xuất 4 triệu tấn ethanol và 2 triệu tấn diesel-sinh-học vào năm 2010, và 300 triệu tấn ethanol vào 2020.
Hiện tại sản xuất xăng E10 ở 5 tỉnh phía nam, cung cấp 16% nhiên liệu cho toàn xe hơi ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng trợ cấp khoảng 163 USD cho mỗi tấn xăng ethanol (nhưng khơng trợ cấp diesel-sinh-học).
Vì giá cả nơng phẩm gia tăng, và sợ thiếu thực phẩm, hiện nay Trung Quốc chỉ cho phép canh tác khoai mì, mía đường và mợt sớ hoa màu khơng quan trọng khác trên đất nghèo, khơng thích ứng sản xuất nông phẩm như ở Sơn Đông và Tân
22 Cương
Hiện tại Trung Q́c có 2 nhà máy lớn là Longyan Zhuoyue New Energy Development (thành lập năm 2001) và Xiamen Zhuoyue Biomass Energy Co. (thành lập năm 2006), cả 2 đều ở tỉnh Phúc Kiến nam Trung Q́c. Ngồi ra còn khoảng hơn 100 nhà máy quốc doanh nhỏ ở Quế Châu, Quảng Tây, Sơn Đông, và An Huy, với khả năng sản xuất từ 300 đến 600 nghìn tấn diesel sinh học/năm, biến chế từ dầu dừa (nhập cảng từ Malaysia), hay từ dầu ăn phế thải, dầu hạt cải (trồng ở thung lũng sơng Hồng Hà), dầu bông vải, dầu trấu (Aleurites moluccana), hạt dầu- lai (jatropha, trồng vùng đồi núi ở Guizhou, Sichuan, và Yunnan trong chương trình xoá đói giảm nghèo) và các phế thải hữu cơ khác.
Hàng năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 22 triệu tấn dầu ăn trong kỹ nghệ thực phẩm, khoảng 4,5 triệu tấn dầu đã qua sử dụng được đưa vào dây chuyền sản xuất diesel sinh học.
Để tìm nguồn nguyên liệu khác, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu cho biết có 1553 lồi cây rừng chứa nhiều dầu có khả năng khai thác sản xuất diesel sinh học, trong đó là Pistacia chinensis Bungo chứa 40% dầu trong thân mọc trên đồi núi. Trung Quốc cũng dự trù trồng 670.000 hecta cây (jatropha) để sản xuất diesel-sinh-học.
Ấn Độ hiện tiêu thụ khoảng 2 triệu thùng dầu mỏ /ngày nhưng có tới 70% phải nhập khẩu. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD cho phát triển nhiên liệu tái tạo, mỗi năm sản xuất khoảng 3 tỷ lít ethanol. Từ tháng 1/2003, 9 bang và 4 tiểu vùng đã sử dụng xăng E5, thời gian tới sẽ sử dụng ở các bang cịn lại, sau đó sử dụng trong cả nước. Để phát triển diesel sinh học dùng cho giao thơng cơng cợng, Chính phủ có kế hoạch trồng các cây có dầu, đặc biệt là dự án trồng 13 triệu hécta cây Jatropha curcas /physic nut (cây cọc rào, cây dầu mè).
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia phát triển rất nhanh về sản xuất và sử dụng xăng pha ethanol sản xuất từ phế phẩm của sắn, hạt ngơ, cây ngơ, đường, bã mía.Từ năm 1985 đã huy động hàng chục cơ quan khoa học đầu ngành để thực thi dự án Hồng gia phát triển cơng nghệ hiệu quả sản xuất ethanol và diesel
23 sinh học.
Năm 2001, nước này đã thành lập ủy ban ethanol nhiên liệu quốc gia (NEC) do Bộ trưởng Công nghiệp phụ trách để điều hành chương trình phát triển NLSH. Năm 2003, đã có hàng chục trạm phân phới xăng E10 ở Băng cốc và vùng phụ cận.
Năm 2004, Thái Lan đã sản xuất trên 280.000m3
ethanol, đầu tư 20 nhà máy để năm 2015 có trên 2,5 tỷ lít ethanol dùng làm nhiên liệu. Chính phủ khẳng định E10 sẽ được sử dụng trong cả nước vào đầu thập kỷ tới.
1.3.5. Chiến lược phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam
Ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 177/2007/QĐ – TTg phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu chủ yếu là phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo để thay thế mợt phần nhiên liệu hóa thạch truyền thớng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Theo Đề án, mục tiêu đến giai đoạn 2011 – 2015, nước ta làm chủ và sản xuất các vật liệu, chất phụ gia phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học, ứng dụng ngành công nghệ lên men hiện đại để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu cho q trình chuyển hóa sinh khới thành nhiêu liệu sinh học. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Tầm nhìn tới năm 2025, cơng nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình đợ tiên tiến trên thế giới với sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Đề án có 4 nhiệm vụ chủ yếu và 6 giải pháp chính để phát triển nhiên liệu sinh học, bớn nhiệm vụ đó là:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R – D)
- Triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học và hợp tác quốc tế trên cơ sở chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật,
24
công nghệ, thành tựu khoa học mới trên thế giới
*Sáu giải pháp bao gồm:
- Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiện chuyển giao cơng nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển nhiên liệu sinh học
- Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vớn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển nhiên liệu sinh học
- Hồn thiện hệ thớng cơ chế, chính xách, văn bản quy phạm pháp luật để phát triển nhiên liệu sinh học
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về phát triển nhiên liệu sinh học
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển nhiên liệu sinh học
* Một sớ tḥn lợi, khó khăn: - Thuận lợi
Việc phát triển và sản xuất nhiên liệu sinh học trong đó chú trọng phát triển sản xuất ethanol là hoàn toàn khả thi và phù hợp với điều kiện nước ta dựa vào những luận điểm sau: