Hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

3.1. Thực trạng về hệ thống NHTM Việt Nam

3.1.3. Hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NHTM nhưng nghiệp vụ này góp phần mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ khác đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng . Đối với khách hàng, đây là một kênh an toàn cho khách hàng tiết kiệm và đầu tư, tiền tạo ra tiền trong tương lai. Đối với ngân hàng khi nguồn vốn tăng trưởng bền vững sẽ giúp đảm bảo khả năng thanh khoản, tăng trưởng tín dụng và các hoạt động đầu tư khác cho ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nguồn vốn của NHTM sẽ góp phần đảm bảo vốn cho các thành phần kinh tế để tiêu dùng, mở rộng sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và đời sống xã hội ổn định .

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của NHTM Việt Nam

Nguồn: Thống kê theo BCTN của NHNN Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm trong khoảng thời gian 2008-2017. Đứng đầu trong huy động vốn hiện nay là Agribank với 866.005 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV 859.786 tỷ đồng, Vietinbank với 752.370 và Vietcombank với 708.506 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình trong giai đoạn này là 22.08%. Con số này cho thấy NHTM vẫn là kênh gửi tiền đáng an toàn, đáng tin cậy của các thành phần kinh tế trong 10 năm qua.

Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng tăng từ 25.1% lên đến 34.7%, tăng 9.6% . Lý giải điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 cho tốc độ tăng trưởng huy động vốn giảm xuống còn 25.1%. Sau cuộc khủng hoảng chính phủ Việt Nam đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ, ngăn chặn lạm phát tăng cao góp phần giúp cho tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn 2008-2011. Bên cạnh đó, sau cuộc khủng hoảng 2008, các thành phần kinh tế cần vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất trở lại. Chính vì điều đó NHTM đã tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của thị trường giai đoạn này.

Trong giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm từ 18.2% xuống còn 13.6%. Lý giải điều này là nền kinh tế chưa thể hồi phục hoàn toàn sau hàng loạt những biện pháp của Chính phủ đưa ra nhằm khôi phục nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP thấp, lạm phát còn cao, lãi suất huy động thấp làm

25.1 30.7 29.1 34.7 18.2 16.2 19.3 13.6 19.3 14.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40

cho kênh ngân hàng không mấy hấp dẫn các thành phần kinh tế so với các kênh đầu tư khác trên thị trường.

Trong giai đoạn 2015-2017, tốc độ tăng trưởng huy động có xu hướng tăng nhẹ từ 13.6% lên 14.6% . Điều này là do lạm phát ở mức thấp, chênh lệch lãi suất huy động VND-ngoại tệ được duy trì hợp lý góp phần nâng cao giá trị của đồng VND và các kênh đầu tư khác ( chứng khốn, bất động sản) chưa hồi phục hồn tồn vì vậy ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn, tin cậy mà các thành phần xã hội hướng đến trong thời gian này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)