3.1. Thực trạng về hệ thống NHTM Việt Nam
3.1.4. Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam:
Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của NHTM nhằm tạo ra lợi nhuận rất lớn. Hoạt động tín dụng sử dụng nguồn vốn huy động từ các chủ thể kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi để tiến hành cho các chủ thể thiếu vốn vay để tiêu dùng, để mở rộng sản xuất, để đầu tư. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bền vững giúp cho các NHTM gia tăng lợi nhuận, giúp các chủ thể kinh tế đủ vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế tốt, đời sống cải thiện .
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: %
Nguồn: Thống kê theo BCTN của NHNN
22.87 37.53 31.19 13 8.85 12.52 14.16 17.26 19 19.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Trong giai đoạn 2008-2017 tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm nhẹ từ 22.87% năm 2008 xuống 19.3% năm 2017. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 19.57%, mức tăng trưởng này hơi khiêm tốn phản ánh đúng thực trạng của những bất ổn vĩ mô trên thế giới và trong nước trong giai đoạn này. Nhóm ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tín dụng là Agribank, BIDV, Vietcombank và Viettinbank.
Trong giai đoạn 2008-2010: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng từ 22.87% lên 31.19%, Điều này là hợp lý vì sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ có những chính sách những về tiền tệ, tài khóa nhằm ổn định lạm phát, lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, sau năm khủng hoảng, các chủ thể kinh tế đang cần vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất thúc đẩy các NHTM tăng tín dụng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong giai đoạn 2010-2012: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ 31.19% xuống còn 8.85% năm 2012. Năm 2012 có thể nói là năm đầy “u ám” của ngành ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 10 năm qua. Điều này là do kinh tế thế giới diễn biến phức tạp dưới tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu làm cho nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng, lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay cao khoảng 20-25%/ năm
Trong giai đoạn 2013-2017: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đều và bền cũng qua các năm. Điều này lí giải nền kinh tế trong nước đã dần hồi phục, chính phủ đã có những biện pháp, chính sách kịp thời nhằm ổn định lãi suất, lạm phát giúp cho tốc độ tăng trưởng ổn định. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cơng bố báo cáo về tình hình kinh tế - tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018 thì năm 2017, tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2016 (khoảng 19.3%) Năm 2018, tín dụng có khả năng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định như những năm trước (vào khoảng 18% – 19%). Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn giảm. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (cuối năm 2016 là 55,1%).Tín dụng vào các ngành cơng nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%). Tín dụng vào lĩnh vực nơng nghiệp
tăng khoảng 18,7% (chiếm 8,11% tổng tín dụng). Tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng này tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%). Tín dụng tiêu dùng tăng cao, khoảng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), chiếm 18% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 12,3%). Trong đó, chủ yếu là cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở, chiếm 52,9% (năm 2016 là 49,5%); Cho vay mua trang thiết bị gia đình tăng 6,5%, chiếm 15,3%; cho vay mua phương tiện đi lại tăng 35,2%, chiếm 8,3%. Trong năm 2018, tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trưởng cao và là một trong những mảng hoạt động chiến lược, nhiều tiềm năng của các TCTD.