Kiến nghị các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Kiến nghị các giải pháp

5.2.1. Các giải pháp dành cho nền kinh tế

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó của các tác giả Messai & Jouini (2013),Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016), Mataba(2018), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngước chiều lên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của tác giả tại 29 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 cũng chung nhận định với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Điều đó cho thấy tăng trưởng GDP là yếu tố vĩ mô tác động mạnh mẽ lên nợ xấu của NHTM Việt Nam, khi tăng trưởng GDP tăng, các thành phần kinh tế có cơ hội phát triển kinh tế, kinh doanh có lợi nhuận tốt, cải thiện được tình hình trả nợ cho các NHTM làm cho nợ xấu giảm và ngược lại. Vậy điều đầu tiên muốn giảm thiểu nợ xấu, tác giả xin kiến nghị các giải pháp để giúp tăng trưởng GDP ổn định.

5.2.1.1. Tăng trưởng GDP ổn định ở mức 6 .71 %: Tại Quốc hội Khóa XIV nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong đó, bao gồm cả việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Theo đó mục tiêu tăng trưởng GDP trong 5 năm 2016 – 2020 duy trì đạt được 6.71%. Để đạt được con số này, tác giả kiến nghị một số giải pháp thiết thực như sau: .

- Đối với nghành cơng nghiệp: Chính phủ cần hỗ trợ hơn về vốn, các chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel, Panasonic…..Đồng thời bản thân các doanh nghiệp cần thích ứng nhanh nhạy hơn với thị trường, với cơng nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế.

- Đối với lĩnh vực xuất khẩu: Bộ ngoại giao Việt nam phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kí kết các hiệp định để hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Trung Quốc. Bộ Thương mại đề nghị Chính phủ nên xem xét khả năng thiết lập cơ chế ín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nhằm hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu . Bản thân các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm bắt công nghệ tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của những nước nhập khẩu.

- Phát triển nghành nông nghiệp bền vững : Bộ nông nghiệp tuyên truyền ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị cao, phù hợp với lợi thế từng vùng, miền, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh thành lập doanh nghiệp Startup : Chính phủ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế để kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất và đặc biệt giảm thiểu các quy trình, thủ tục hành chính rườm rà .

- Ổn định xã hội : Chính phủ tích cực thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường và hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu. Đồng thời giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự xã hội để tạo môi trường kinh doanh tốt cho các chủ thể kinh tế.

5.2.1.2. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%

Theo nghiên cứu của Messai & Jouini (2013), REHMAN chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của tác giả lại ra kết quả ngược lại tức tỷ lệ thất nghiệm tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Lý giải về điều này là do biến động tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn 10 năm trên khá ít, thứ hai tỉ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của NHTM khá nhỏ vì vậy trong bài nghiên cứu của tác giả, tỷ lệ thất nghiệp khơng giải thích nhiều đến sự thay đổi nợ xấu của NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên tác giả vẫn kiến nghị một số giải pháp nhằm duy trì tỷ lệ thất nghiệp ổn định dưới mức 4% vào năm 2018 theo mục tiêu đưa ra tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV :

- Một thực trạng đáng báo động hiện nay tại Việt Nam là việc đào tạo quá dàn trải, không đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra của rất nhiều trường Trung cấp, cao đẳng, đại học hay còn gọi là “ Kinh doanh giáo dục” và có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp, khơng có việc làm. Vì vậy Bộ giáo dục cần đẩy mạnh các biện pháp rà soát mạnh mẽ , đảm bảo tuyển sinh đầu vào phù hợp, chương trình giáo dục phù hợp để chất lượng sinh viên ra trường tốt nâng cao khả năng có việc làm cho sinh viên .

5.2.1.3. Kiềm chế lạm phát dưới mức 4%:

Có nhiều tác giả như Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016), REHMAN (2017), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) cho rằng tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu . Trong kết quả nghiên cứu của tác giả trình bày ở chương 4 cũng chung nhận định trên là tỷ lệ lạm phát tác động rất mạnh mẽ lên tỷ lệ nợ xấu. Theo nghị quyết của quốc hội đề ra, mục tiêu của tỷ lệ lạm phát năm 2018 phải cố gắng đạt dưới 4%. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả kiến nghị các giả pháp sau:

- Đối với chính sách tiền tệ: Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt có phần thắt chặt một cách thận trọng để hạn chết lượng cung tiền lương thông vào thị trường. Đồng thời kết hợp với chính sách tài khóa phù hợp, giảm bớt chi ngân sách và tăng thu ngân sách để không gây áp lực nên ngân sách quốc gia dẫn đến áp lực in tiền khi thặng chi ngân sách

- Bộ thương mại kết hợp với các bộ nghành liên quan đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng,

thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng bn lậu qua biên giới, đặc biệt là bn lậu xăng dầu, khống sản.

5.2.2. Các giải pháp thuộc về nội tại Ngân hàng:

Qua kết quả nghiên cứu của mơ hình FEM nhận thấy nợ xấu không chỉ bị tác động bởi yếu tố vĩ mơ mà cịn bị ảnh hưởng bởi nhân tố vi mơ của NHTM đó là tăng trưởng quy mơ ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước đó có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó năm hiện hành ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều đó chứng tỏ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao tại các NHTM là do sự tồn đọng nợ xấu của những năm trước đó chưa được giải quyết triệt để đồng thời là do khi lớn mạnh lên về quy mô làm ngân hàng làm cho ngân hàng ngày càng chạy theo lợi nhuận mà thiếu đi sự quản trị, giám sát các khoản vay thích hợp, khơng tn thủ các tiêu chuẩn, quy trình cho vay nhất định hoặc rủi ro về mặt đạo đức của các cán bộ tín dụng… Từ đó tác giả kiến nghị những giải pháp sau đây:

Về phía các NHTM :

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng đặc biệt là khâu thẩm định dự án gồm : Mục đích vay, phương án kinh doanh, sản xuất của các sản xuất, tính khả thi để đưa ra quyết định cho vay chính xác ít rủi ro. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng như các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng...

- Mở rộng tín dụng ở mức vừa phải, không chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng nóng để lỏng lẻo các tiêu chuẩn, quy trình vay dẫn đến tiềm ẩn rủi roc ho các khoản vay và hậu quả là nợ xấu tăng cao

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng sai chế độ

- Nâng cấp để áp dụng Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II để nhận biết sớm và phòng ngừa được các rủi ro.

- Xử lý, thu hồi và xử lý nợ xấu: Chủ động phối hợp cùng VAMC trong việc xử lý các khoản nợ xấu đó. Tìm mọi biệt pháp để xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đồng thời linh hoạt trong việc kết hợp với đối tượng vay trong việc

xử lý các khoản nợ xấu như kéo dài thời gian trả nợ, chia nhỏ các khoản trả hay giảm lãi suất để tăng khả năng trả nợ

- Con người là yếu tố rất quan trọng : Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng để tránh việc cán bộ tín dụng cấu kết với đối tượng vay vốn để làm giả hồ sơ gây ra nợ xấu

Về phía Nhà nước, Chính phủ :

- Kiên quyết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về triển khai thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các NHTM và các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Cho phép VAMC chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua bán theo giá trị thị trường, qua đó giúp tạo lập thị trường mua bán nợ theo giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong xử lý nợ xấu. Đồng thời trao quyền nhiều hơn cho NHTM trong việc xử lý tài sản đảm bảo của khoản vay.

- Hoàn thiện khâu pháp lý, các quy định, chế tài trong việc phân loại nợ, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn, tăng vốn điều lệ, xử lý tài sản đảm bảo….

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các NHTM trong việc tn thủ quy trình tín dụng về điều kiện cho vay, lãi suất cho vay…

- Xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, mang tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức có những hành vi cấu kết, bao che, làm sai những quy định pháp luật về kinh tế gây nợ xấu nghiêm trọng.

- Hoàn thiện, phát triển hơn nữa các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập CIC, cơng ty mua bán nợ xấu VAMC.

- Phợp với các NHTM triển khai việc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, và tiến tới Basel III trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)