Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng và khảo sát hệ thống phanh xe con trong carsim (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam ô tô tăng nhanh cả số lượng, chủng loại, nhãn mác, qua nghiên cứu, xem xét các nhãn ô tô đang sử dụng phổ biến như: Ford, GM Daewoo, Honda, Huyndai, Isuzu, Kia, Mazda, Mercedes - Benz, Mitsubishi, Suzuki, Toyota…, hầu hết nhãn xe đã trang bị hệ thống phanh ABS trên ô tô con. Nhiều cơ sở sản xuất ô tô

v b v 0 t 0 t  0

30

trong nước đang dần nội địa hóa các cụm chi tiết và tiến tới sản xuất ơ tơ với thương hiệu riêng.

Do đó các nhà nghiên cứu trong nước cần nhanh chóng làm chủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đã và đang ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô trên thế giới. Trong thời gian qua trong nước đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hệ thống phanh và đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hệ thống phanh, tiêu biểu có thể nói đến các cơng trình sau:

Cơng trình nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý thuyết phanh ô tô, về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phanh và các thành tựu mới trong tính tốn hệ thống phanh của GS.TSKH Nguyễn Hữu Cẩn, PGS.TS Phạm Hữu Nam nghiên cứu bổ sung một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả phanh ô tô ở nước ta. Luận án tiến sĩ của Dương Tiến Minh về nâng cao chất lượng phanh ô tô quân sự với hệ thống phanh có lắp bộ điều hịa lực phanh, nhằm nâng cao chất lượng phanh của ô tô quân sự sử dụng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường, đã nghiên cứu các nguyên lý chung của hệ thống ABS, ảnh hưởng của tương tác lốp - mặt đường và mơ hình tính tốn phanh, đề cập tới phương pháp điều khiển ABS theo giá trị độ trượt tối ưu.Trong cơng trình nghiên cứu của Hồ Hữu Hùng, nghiên cứu xây dựng bộ điều khiển điện tử hệ thống phanh ABS, sử dụng phương pháp điều khiển theo ngưỡng gia tốc cho bộ chấp hành loại 4 van 3 vị trí. Cũng theo hướng này, Nguyễn Thanh Tùng đã nghiên cứu đề xuất kỹ thuật điều khiển hệ thống phanh ABS, xây dựng mơ hình mơ phỏng, mơ hình thực nghiệm ¼ xe để đánh giá kết quả. Mới đây nhất, Nguyễn Sỹ Đỉnh, đã đề xuất thiết lập mơ hình tính tốn động lực học dẫn động phanh thủy lực theo mơ hình đàn hồi và lắp đặt, thử nghiệm hệ thống ABS lên xe UAZ - 31512 nhằm nâng cao chất lượng xe chỉ huy trong quân đội.

Tác giả Trần Duy Hải đã phát triển thêm quá trình điều khiển ổn định hệ thống, đó là việc mơ phỏng được q trình chuyển động quay vịng của ơ tơ có trang

31

bị hệ thống ABS + VSC. Kết quả mơ phỏng kiểm chứng ngun lí điều khiển của hệ thống, tuy nhiên không thể mô phỏng được hết các yếu tố bên ngồi tác động lên hệ thống. Do đó, kết quả có thể sai khác nhiều so với thực tế kiểm nghiệm.

Tác giả Nguyễn Tiến Vũ Linh mô phỏng được hệ thống ABS + ASR bằng phần mềm Matlab. Q trình mơ phỏng trên máy tính chỉ mang tính chất kiểm nghiệm nguyên lí điều khiển, khơng có các yếu tố tác động thực tế gây nhiễu hệ thống. Do đó kết quả nghiên cứu có thể sai khác nhiều so với thực tế kiểm nghiệm.

Nền công nghiệp ô tô phát triển, các hệ thống an toàn và tiên nghi trên ô tô ngày càng cải thiện theo chiều hướng phát triển chung trên toàn thế giới, bởi vậy mà tại Việt Nam số lượng nghiên cứu về hệ thống phanh trong những thời gian gần đây ngày càng nhiều. Một số lượng lớn đề tài nghiên cứu giải quyết bài tốn mơ hình hóa mơ phỏng bằng các cơng cụ tốn học như Matlab - simulink. Để có kết quả khảo sát hợp với thực tế thử nghiệm cần phụ thuộc vào giả thiết lập mơ hình, hệ thống mô phỏng sẽ phức tạp hơn nếu áp dụng hệ đa biến và có nhiều yếu tố phi tuyến. Hiện nay, nhiều trung tâm thử nghiệm trên thế giới, các hãng xe hàng đầu trong nền công nghiệp ô tô đang tiếp cận sử dụng phần mềm CarSim để khảo sát các đáp ứng của xe khi điều khiển ở các chế độ khác nhau. Tại Việt Nam, việc áp dụng CarSim trong bài toán nghiên cứu về Ơ tơ cịn nhiều hạn chế. Nghiên cứu và áp dụng Carsim ngày nay mang tính thực tế cao và có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn phát triển ngành cơng nghiệp Ơ tơ nước nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng và khảo sát hệ thống phanh xe con trong carsim (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)