CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
2.1. VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA TIỀN ẢO: KHÔNG CÓ SỰ THỐNG NHẤT
2.1.3. Một số quốc gia cấm toàn diện Bitcoin trên lãnh thổ quốc gia
- Trung Quốc: Ngày 3 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành văn bản thơng báo về việc phịng chống rủi ro về Bitcoin. Thông báo này khẳng định Bitcoin như một loại “hàng hóa ảo” đặc biệt, khơng phải tiền tệ và không được lưu thông hay sử dụng trên thị trường như tiền tệ. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại Trung Quốc bị cấm sử dụng Bitcoin, các tổ chức tài chính bị cấm sử dụng giá Bitcoin cho các hàng hóa hay dịch vụ, cũng như khơng được mua bán Bitcoin. Ngày 09 tháng 02 năm 2017, nhiều sàn giao dịch Bitcoin phải tạm
48 “Canadian bank aren’t following UK, US, Australia ban on buying
cryptocurrencies with credit”, https://globalnews.ca/news/4025648/banks-ban-buying-
bitcoin-credit-cards/, ngày truy cập: 22/7/2018.
49 “CSA Staffs notice 46-307: Cryptocurrencies Offerings”,
http://www.osc.gov.on.ca/en/SecuritiesLaw_csa_20170824_cryptocurrency-offerings.htm,
ngừng hoặc trì hỗn các giao dịch rút tiền Bitcoin, theo các trang báo chí thì điều này xuất phát từ yêu cầu của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC)50. Theo thơng tin báo chí Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cho biết ngân hàng có một văn bản để nghị các cơng ty đào Bitcoin phải “rút lui một cách có trật tự” khỏi doanh nghiệp và người đào Bitcoin tại Trung Quốc cho biết họ nhận được thơng báo của chính quyền về việc đề nghị hạn chế tiêu thụ điện, và họ đã phải chuyển các máy đào Bitcoin sang nước ngồi hay các nơi có chi phí th đất và điện rẻ hơn như Mông Cổ để hoạt động51. Động thái của Trung Quốc cũng là một trong các nguyên nhân lớn làm cho giá của Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung có sự sụt giảm mạnh, thậm chí gây hoang mang cho người dùng và các cá nhân có ý định đầu cơ đầu tư tiền ảo vào khoảng đầu năm 2018. Tuy nhiên, trước những ưu điểm khó cưỡng của tiền ảo và xu hướng chung của hầu hết các quốc gia trên giới về việc nghiên cứu và xây dựng các khung pháp lý về quản lý tiền ảo và xem xét thừa nhận tiền ảo ở các mức độ và hình thức khác nhau sẽ khiến Trung Quốc dần gỡ bỏ các lệnh cấm tuyệt đối và đi theo xu hướng chung của thế giới.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bình luận quan điểm pháp lý của 02 quốc gia đại diện cho 02 nhóm quốc gia có quan điểm pháp lý khác nhau trong việc nhìn nhận tiền ảo, cụ thể là Nhật Bản trong việc tiên phong xem xét tiền ảo là một phương thức thanh toán được thừa nhận tại quốc gia mình và Canada với việc mặc dù khơng nhìn nhận tiền ảo như tiền tệ hợp pháp nhưng vẫn bổ sung tiền ảo vào các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
50 “Legality of Bitcoin by country or territory”,
https://en.wikipedia.org/wiki/Legality_of_bitcoin_by_country_or_territory, ngày truy cập:
21/7/2018.
51 “PBOC gets tougher on Bitcoin”, Chinadaily,
http://www.chinadaily.com.cn/a/201801/05/WS5a4eb4cba31008cf16da527c.html, ngày