KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại việt nam (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC

3.1. KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH

Trước các diễn biến phức tạp xoay quanh Bitcoin và các vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo trong nước, ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị này chỉ đạo các tổ chức tín dụng và các tổ chức có chứng năng trung gian thanh tốn khơng được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật67 với mục đích ngăn ngừa các nguy cơ sử dụng tiền cho hoạt động tội phạm như rửa tiền hay tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế… Bàn một chút về Luật Phòng, chống rửa tiền của nước ta. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 quy định rất rõ bản chất của hành vi rửa tiền là việc hợp thức hóa nguồn gốc tài sản phạm tội mà có và tài sản thì bao gồm các loại tài sản quy định tại Bộ luật Dân sự, được biểu hiện dưới đầy đủ các hình thức vật chất hay phi vật chất, hữu hình hay vơ hình68. Như vậy, Nhà nước bày tỏ quan điểm khơng xem tiền ảo là một phương thức thanh toán hợp pháp của quốc gia, không xem tiền ảo là tiền tệ, tuy nhiên thừa nhận tiền ảo là tài sản. Nếu đã xác định tiền ảo là tài sản thì cơ sở pháp lý đầu tiên tại Việt Nam phải được sử dụng nhằm mục đích điều chỉnh là pháp luật dân sự mà cơ bản là Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành.

Trong pháp luật dân sự qua các thời kỳ tại Việt Nam khơng có khái niệm bao quát về tài sản mà chỉ xây dựng định nghĩa về tài sản dưới hình thức liệt kê. Điều 172 của Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản”; cùng với sự phát triển, các nhà

67 Điểm a, Điều 1 của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

68 Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

lập pháp nhận thấy việc quy định tài sản phải là vật có thực là chưa đầy đủ nên trong Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên đến năm 2015, nhận thấy trên thực tế còn tồn tại một loại tài sản được hình thành trong tương lai, do đó Điều 105 của Bộ luật Dân sự tại thay đổi quy định về khái niệm tài sản, chi tiết hơn “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai”. Từ đó nhận thấy khái niệm tài sản không thể là một khái niệm bất biến trong pháp luật dân sự mà càng ngày càng có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển của nhân loại nói chung và mức độ nhìn nhận của quốc gia nói riêng và trong ngơn ngữ pháp lý69.

Căn cứ quy định về tài sản nêu tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự 2015, tiền ảo khơng thể là tiền hoặc giấy có giá, như vậy tiền ảo theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam là “vật” hay “quyền tài sản”?

Vật.

Thông thường, “vật” là khái niệm dùng để chỉ đối tượng xác định có hình dáng vật lý và hiện hữu, tuy nhiên trong ngôn ngữ pháp lý, không nên hiểu hạn hẹp “vật” là tài sản có hình thù vật lý, có biểu hiện sự tồn tại bằng âm thanh, mùi vị hay màu sắc, được con người nhận thức thông qua 05 giác quan mà phải hiểu “vật” ở đây phải thỏa mãn các tính chất theo quy định của pháp luật. Bộ luật Dân sự 2015 xem “vật” là tài sản và dành ra nhiều điều khoản để phân loại “vật”. Tiền ảo không phải là tài sản có hình thù vật lý xác định, cũng khơng được con người nhận thức bằng 05 giác quan70. Vậy tiền ảo có phải là “vật” theo quy định của Bộ luật Dân sự

69 Bùi Thị Nga, 2012, “Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.

70 Phạm Thị Thúy Hằng, 2016, “Giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo”,

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-quan-ly-tien-ao- tai-san-ao-142558.html, ngày truy cập: 14/5/2018.

hay khơng cịn phụ thuộc vào việc nó có thỏa mãn một hay một số tính chất nào đó của vật được quy định tại các Điều 107 đến Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

- Điều 107 quy định về động sản và bất động sản: Theo cách hiểu thông thường và các đặc tính của tiền ảo, cụ thể là sự tự do trong việc chuyển đổi giữa các tài khoản người dùng trong khắp hệ thống mà không gặp bất kỳ rào cản địa lý nào, tiền ảo thỏa mãn điều kiện là động sản.

- Điều 108 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai: Tiền ảo khơng phải là sự hứa hẹn, người dùng thông qua việc đào hoặc mua lại từ người dùng khác để có được tiền ảo và lưu giữ nó trong các tài khoản do mình lập ra trên mạng trực tuyến và sử dụng nó để thực hiện các giao dịch theo ý chí của mình. Do đó, tiền ảo thỏa mãn dưới góc độ là một tài sản hiện có mà khơng thể là tài sản hình thành trong tương lai.

- Điều 111 quy định về vật chia được và vật không chia được: Tiền ảo khơng có hình dạng vật lý nên khơng thể là vật chia được. Mặc dù các đồng tiền ảo đều có quy ước việc chia nhỏ giá trị (ví dụ như 1 Bitcoin được chia nhỏ thành 100,000,000 Satoshi), tuy nhiên việc chia nhỏ theo cách nói thơng thường này bản chất là việc lập ra các đơn vị định giá, khác với quy định tại điều khoản này.

- Điều 112 quy định về vật tiêu hao và vật không tiêu hoa: Điều khoản quy định vật tiêu hao là “vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc khơng giữ được

tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”. Nếu xem tiền ảo là vật thì khó

xác định được tiền ảo là vật tiêu hao hay không tiêu hao. Tiền ảo biểu hiện dưới dạng các đoạn mã hay ngơn ngữ lập trình, sau khi thực hiện việc chuyển giao tiền ảo giữa người này sang người khác và ngược lại thì khó xác định tiền ảo chuyển giao ngược lại có đúng đoạn mã ban đầu hay không do thao tác giữa 02 lần giao dịch là khác nhau mặc dù tính năng sử dụng của tiền ảo vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên theo quan điểm tác giả thì tính chất của tiền ảo lúc này đã thay đổi, cái còn lại chỉ là giá trị tương tương giữa các đồng tiền ảo – tức cho rằng tiền ảo là dạng tài sản

tiêu hao. Ở đây không xem xét đến hình dáng do tiền ảo như đã nói ban đầu khơng có hình dạng vật lý.

Ở đây tác giả không xem xét các điều khoản về hoa lợi, lợi tức; vật chính, vật phụ hay vật cùng loại, vật đặc định vì trạng thái tồn tại đặc biệt của tiền ảo gây khó khăn khi xem xét. Nếu xác định tiền ảo là “vật” sẽ rất miễn cưỡng trong việc viện dẫn pháp luật áp dụng do nó khơng thỏa mãn tồn bộ các điều kiện. Nếu là “vật” thì tiền ảo phải được người dùng khai thác được giá trị vốn có của nó, tuy nhiên việc này là khơng thể vì bản chất tiền ảo chỉ là dạng biểu hiện kỹ thuật số và những đoạn mã hóa hay ngơn ngữ lập trình này khơng phải là đối tượng nhắm đến của cộng đồng tham gia tiền ảo. Bên cạnh đó, người dùng khơng được tồn quyền quyết định đối với tiền ảo, hay nói cách khác khơng thể sử dụng được đầy đủ các quyền như với một “vật”. Ví dụ: Nếu có trong tay chiếc xe, chủ sở hữu toàn quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc xe (lái xe, sơn xe, phá hư xe nếu muốn, chuyển giao quyền sử dụng cho bất kỳ ai nếu muốn…) còn với tiền ảo, người dùng chỉ khai khác giá trị sử dụng mà nó mang lại thơng qua sự thống nhất thừa nhận của cả một cộng đồng, và không thể chuyển quyền sử dụng tiền ảo mà chỉ có thể chuyển quyền sở hữu để thu lại lợi ích, khơng được tự do mua bán vì việc mua bán phải thỏa điều kiện dưới góc độ kỹ thuật (người bán và người mua đều phải có tài khoản người dùng tiền ảo…)

Quyền tài sản:

Ngày 27/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Tại văn bản đã thể hiện quan điểm chỉ đạo như sau: “Việc xây dựng đề án… góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm sốt có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong

Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo…”71. Phải chăng Nhà nước đang xem tiền ảo như một dạng quyền tài sản.

Bộ luật dân sự quy định “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao

gồm quyền tài sản đối với đối tương quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và quyền tài sản khác”72. Trên thực tế, tiền ảo hiện nay trị giá được bằng tiền (hoặc thậm chí rất nhiều tiền trong giai đoạn cơn sốt năm 2017), tuy nhiên việc trị giá này không được các quốc gia thừa nhận rộng rãi cũng không được đảm bảo. Đặt vấn đề ngay tại thời điểm ra đời, tiền ảo vốn chỉ là một sản phẩm công nghệ thỏa mãn đam mê của các nhà lập trình, hồn tồn chưa hề có giá trị và khơng một cá nhân hay tổ chức nào nghĩ đến việc sở hữu nó hoặc quy đổi thành tiền. Do đó, nói tiền ảo là quyền tài sản cũng không phải là một đề xuất hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Hãy bàn về tiền tệ quốc gia. Bản thân tiền khơng có định dạng, tiền giấy và tiền kim loại (tờ tiền, đồng tiền) có thể hiện mệnh giá mới là hình dạng biểu hiện của tiền, và chủ sở hữu thực hiện khai thác giá trị trên các biểu hiện mệnh giá này. Tiền rõ ràng có thể biểu hiện dưới hình dạng vật lý nhưng pháp luật dân sự của nước ta không xem tiền là vật, cũng không xem tiền là giấy tờ có giá (thể hiện rõ trong khái niệm tài sản vì tiền là một nội dung độc lập bên cạnh vật và giấy tờ có giá) nhưng khơng hề định nghĩa tiền là gì. Nhà nước thừa nhận tiền như một loại tài sản đặc biệt với những tính chất và chức năng riêng, độc lập với các dạng tài sản như vật, giấy tờ có giá hay quyền tài sản. Do đó, tác giả cho rằng quan niệm về tiền ảo cũng nên được quy định như vậy, tiền ảo không phải là tiền, tuy nhiên tiền ảo cũng không rõ ràng là vật hay quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam mà là một dạng tài sản đặc biệt, có giá trị, cần sớm được đưa vào khn khổ pháp lý. Tài sản là yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, với tình hình phát triển kinh tế vũ bão và thế giới đang đón nhận những bước tiến cơng nghệ vượt bậc, thì

71 Tiết b, điểm 1, mục I, Điều 1 của Quyết định số 1255/QĐ-TTr ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

quy định pháp lý về tài sản có tính chất liệt kê như Điều 105 Bộ luật Dân sự là không đủ bao quát đối với các dạng tài sản có tính chất phức tạp, mà tiền ảo là một ví dụ điển hình.

Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 về tăng cường các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác của Thủ tướng Chính phủ được xem là động thái chính thức của nhà nước liên quan đến vấn đề tiền ảo. Từ thực tiễn liên quan đến tiền ảo đang diễn ra trên thế giới, cách nhìn nhận của một số quốc gia về tiền ảo và căn cứ những định hướng và mục tiêu nêu tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm bước đầu hoàn thiện một số quy phạm làm nền tảng xây dựng khung pháp lý về tiền ảo dưới góc độ là một tài sản tại Việt Nam.

Căn cứ vào nội dung chỉ đạo đã nêu tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg, nhận thấy quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo đầu tiên phải là nhận diện được tiền ảo và xác định đúng bản chất của tiền ảo, do đó tác giả nhận thấy vấn đề cấp bách đầu tiên là phải xây dựng các khái niệm có liên quan để giới hạn phạm vi công nhận và quản lý của nhà nước đối với tiền ảo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)