Xác định chủ sở hữu tiền ảo và căn cứ xác lập quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại việt nam (Trang 68 - 98)

CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC

3.2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN GIẢI QUYẾT KHI CÔNG NHẬN TIỀN

3.2.2.1. Xác định chủ sở hữu tiền ảo và căn cứ xác lập quyền sở hữu

Theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu được xác lập trong các trường hợp như sau:

“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

2. Được chuyển quyền sở hữu theo tỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành sản phẩm mới so sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế;

74 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quyên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

8. Trường hợp khác do luật quy định”76.

Như đã trình bày, tiền ảo là một loại tài sản. Tiền ảo được tạo ra thông qua 01 hình thức duy nhất là đào (mining). Sau khi đào được một lượng tiền ảo nhất định, các chủ thể này có thể chuyển giao tiền ảo cho những người dùng khác trong cộng đồng có nhu cầu sở hữu tiền ảo nhưng khơng có khả năng đào. Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự thì người đào được tiền ảo và người nhận chuyển giao tiền ảo đều có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tiền ảo, cụ thể:

- Đối với người đào tiền ảo: Việc đào tiền ảo thực chất là việc sử dụng một hoặc nhiều máy tính được tích hợp các phầm mềm chuyên dụng để giải các thuật tốn được lập trình sẵn và việc giải được thuật tốn sẽ được nhận một lượt tiền ảo tương ứng. Như vậy, hoạt động này được xem là việc sử dụng các công cụ lao động nhằm sản xuất tạo ra sản phẩm. Do đó người đào tiền ảo được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền ảo mình đào được theo quy định tại khoản 1 Điều 221 của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, do việc đào tiền ảo hoàn toàn lệ thuộc vào sự hiện đại của các công cụ lao động nên người nào là chủ sở hữu của các hệ thống máy đào tiền ảo mới được quyền xác lập quyền sở hữu đối với tiền ảo.

- Đối với người mua tiền ảo: Khơng phải ai cũng có thể đầu tư các công cụ chuyên dụng để chạy đua trong cuộc chơi đào tiền ảo khi mà mức độ nổi tiếng và giá trị của tiền ảo trồi sụt không ổn định. Do đó, đa phần người dùng lựa chọn 1 cách khác để có được tiền ảo theo mong muốn là sử dụng đồng tiền pháp định hoặc lợi ích vật chất khác trong phạm vi quyền của mình để trao đổi với các thợ đào nhằm thu lại một

lượng tiền ảo như mong muốn (trên thực tế chủ yếu là sử dụng đồng tiền pháp định). Khi tiền ảo được thừa nhận là tài sản hợp pháp tại Việt Nam thì việc các chủ sở hữu thỏa thuận về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của mình cho người khác được pháp luật cơng nhận. Do đó, người mua tiền ảo thơng qua hoạt động thỏa thuận chuyển quyền sở hữu sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với số lượng tiền ảo vừa chuyển đổi, phù hợp quy định tại Khoản 2 Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, phải xác định chủ sở hữu tiền ảo thuộc 02 nhóm gồm thợ đào tiền ảo và người dùng tham gia cộng đồng, quyền sở hữu tiền ảo được xác lập theo 02 phương thức: Hoạt động sản xuất và thỏa thuận chuyển quyền sở hữu.

3.2.2.2. Xác định giới hạn quyền của chủ sở hữu

Quyền sở hữu của chủ tài sản là mối quan tâm hàng đầu khi sở hữu một tài sản nào đó. Với tư cách như một loại tài sản đặc biệt, tiền ảo sẽ làm phát sinh quyền sở hữu đối với người sở hữu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu gồm 03 quyền cơ bản: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, tuy nhiên không phải chủ sở hữu tài sản nào cũng có đầy đủ 03 quyền này (quyền sử dụng đất, quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ hay thậm chí là tiền tệ,…). Để tiền ảo hoàn toàn trở thành một tài sản hợp pháp tại Việt Nam, cần xác định rõ chủ sở hữu tiền ảo có những quyền gì và cần bị giới hạn những quyền gì để làm cơ sở cho việc quản lý của Nhà nước đối với loại tài sản này.

- Quyền chiếm hữu: Theo quy định quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ và chi phối tài sản của mình77. So với Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thì quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có bước tiến bộ lớn, bởi lẽ cùng với sự phát triển thì các tài sản khơng chỉ đơn thuần là dạng tài sản có hình dạng vật lý xác định mà cịn nhiều dạng tài sản khác, do đó việc xác định chiếm hữu chỉ bao gồm nắm giữ và quản lý vơ hình sẽ làm giới hạn đi quyền của chủ sở hữu những dạng tài sản đặc biệt. Do đó, quyền chiếm hữu phải là quyền

toàn ý nắm giữ và chi phối tài sản mà không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, thậm chí khi quyền chiếm hữu được mở rộng thì tiền ảo vẫn khơng đảm bảo cho chủ sở hữu có tồn quyền chiếm hữu đối với nó. Vì tiền ảo khơng có biểu hiện vật lý nên khơng xảy ra việc nắm giữ và chủ sở hữu chỉ có thể thực hiện quyền chiếm hữu thông qua việc chi phối tài sản. Tiền ảo biểu hiện dưới dạng thuật tốn, và chủ sở hữu khơng thể có cách lưu giữ tiền ảo nào khác hơn là tạo các tài khoản lưu trữ trực tuyến hay lưu trữ ngoại tuyến thông qua các trang web cho phép in ấn mã lưu trữ hoặc cơng cụ lưu trữ chun dụng có chức năng tương tự usb. Với lưu trữ trực tuyến, chủ sở hữu khơng được tồn quyền chi phối tiền ảo mà phải thông qua các phần mềm lưu trữ trực tuyến do nhà cung cấp phát hành. Với lưu trữ ngoại tuyến, mặc dù chủ sở hữu cầm nắm và chi phối được các bản in ra giấy mã lưu giữ tiền ảo (thường dưới dạng mã QR) hay thiết bị lưu giữ cầm tay nhưng xét về bản chất thì chủ sở hữu khơng phải nắm giữ chi phối tiền ảo mà chỉ nắm giữ và chi phối công cụ lưu trữ, trong trường hợp muốn chi phối tiền ảo mà mình đang có, chủ sở hữu vẫn phải thơng qua một kênh trung gian là nhà cung cấp. Do đó theo quan điểm của tác giả, chủ sở hữu tiền ảo khơng có tồn quyền chiếm hữu đối với tiền ảo.

- Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền được biểu hiện một cách rõ nét nhất quyền của chủ sở hữu khi đối tượng này được phép khai thác mọi lợi ích có được từ tài sản của mình, bao gồm cơng dụng, lợi tức,… Giá trị tiền ảo biến động không ngừng, và chủ sở hữu một lượng tiền ảo nhất định sẽ có tồn quyền đối với các khoản lợi ích chênh lệch có được từ cơn sốt đầu tư tiền ảo hoặc mức độ thừa nhận của cộng đồng người dùng. Tuy nhiên có một lưu ý. Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép chủ sở hữu được chuyển giao quyền sử dụng. Như đã trình bày tại Chương I, quan điểm của tác giả cho rằng tiền ảo là tài sản tiêu hao, do đó loại tài sản này không thể là đối tượng được tự do chuyển quyền sử dụng vì khi A chuyển giao một lượng x tiền ảo cho B giữ thì khi B chuyển trả lại cho A là một lượng y tiền ảo có giá trị tương đương lượng tiền ảo ban đầu chứ không thể chuyển giao lại đúng tiền ảo với các đoạn mã hóa ban đầu, về điểm này thì tiền ảo khá giống với

tiền tệ truyền thống. Nói cách khác, quyền sử dụng tiền ảo của chủ sở hữu chỉ giới hạn trong phạm vi khai thác lợi ích và dự trữ.

- Quyền định đoạt: Đây là quyền quan trọng mà chỉ chủ sở hữu mới có (hoặc những ai được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt). Pháp luật dân sự cho phép chủ sở hữu được quyền bán, trao đổi, tặng cho, … hay thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khn khổ pháp luật. Như đã biết, tiền ảo được tạo ra thơng qua việc giải mã các thuật tốn và những kết quả này được lưu trữ vĩnh viễn trong các khối của hệ thống blockchain và hiện nay tiền ảo không chịu sự chi phối của bất kỳ ai kể cả nhà phát hành trừ trường hợp thay đổi toàn bộ mã nguồn. Điều này có nghĩa tiền ảo không thể mất đi vì sự lưu trữ này khơng ai có thể tác động, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu tiền ảo khơng thể định đoạt dưới mọi hình thức đối với lượng tiền ảo mình sở hữu tại tài khoản – trong trường hợp này là không thể phá hủy tiền ảo.

Như vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần làm rõ chủ sở hữu tiền ảo chỉ có 02 quyền cơ bản là quyền sử dụng và quyền định đoạt 1 phần. Hiện nay tiền ảo chưa được công nhận như một loại tài sản hợp pháp nên quyền của chủ sở hữu cũng chưa được công nhận mà chỉ là sự thỏa thuận trong cộng đồng người dùng. Do đó, khi thực hiện việc quy định tiền ảo là một loại tài sản hợp pháp tại Việt Nam thì cần phải có văn bản quy định cụ thể về giới hạn các quyền của chủ sở hữu tiền ảo nhằm tránh việc chủ sở hữu thực hiện quyền không đúng quy định, đi ngược lại bản chất của vấn đề hoặc chủ sở hữu nhầm lẫn với việc mình được quyền thực hiện 03 quyền cơ bản của quyền sở hữu tài sản đối với tiền ảo. Như vậy, trong công tác quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hiểu rõ điều này để có cơ chế quản lý phù hợp. Để bảo vệ quyền lợi của người dùng, ngăn chặn rủi ro xuất phát từ việc người dùng khơng có tồn quyền chiếm hữu đối với tiền ảo thì cơ quan nhà nước nên cân nhắc đến việc đề nghị người dùng đăng ký thông tin tài khoản lưu trữ tiền ảo, và đề nghị nhà cung cấp “ví” đựng tiền ảo đăng ký thông tin để cơ quan nhà nước kịp thời kiểm tra thơng tin bảo mật, tránh các tình trạng xâm phạm đánh cắp dữ liệu tiền ảo

của các hacker. Tiền ảo là tài sản, do đó Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền của chủ sở hữu.

3.2.3. Công nhận quyền góp vốn và sửa đổi quy định về góp vốn trong Luật Doanh nghiệp năm 2014

Mặc dù trong Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg không yêu cầu rà soát các quy định của pháp luật kinh doanh hay cụ thể là Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên trong q trình hồn thiện khái niệm pháp lý về tiền ảo quy định tại Bộ luật Dân sự sẽ phát sinh một số nội dung liên quan đến tài sản trong doanh nghiệp đặt trường hợp doanh nghiệp có sở hữu tiền ảo. Bên cạnh đó, căn cứ vào định hướng phải rà soát khung pháp lý về hoạt động áp thuế đối với tiền ảo và các hoạt động kinh doanh có liên quan thì tác giả nhận thấy việc điều chỉnh một số quy định của Luật Doanh nghiệp là cần thiết.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cho phép tài sản góp vốn vào doanh nghiệp gồm “Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”78. Quy định về tài sản góp vốn là tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam là cơ hội cho các nhà đầu tư khi muốn góp vốn bằng tiền ảo và doanh nghiệp. Tuy nhiên do biên độ giá trị của các đồng tiền ảo dao động quá lớn và không do quốc gia phát hành hay bảo đảm nên tính rủi ro cho doanh nghiệp khi chấp nhận vốn góp bằng tiền ảo là hồn tồn có cơ sở. Do đó, xét thấy cần thiết nên xây dựng một số quy định liên quan đến việc quản lý hay kiểm soát tiền ảo với tư cách là tài sản góp vốn trong doanh nghiệp.

3.2.3.1. Quy định về thẩm định giá tiền ảo trong doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp khơng thuộc nhóm Tiền Việt Nam, vàng hay ngoại tệ tự do chuyển đổi đều phải được định giá và thể hiện thành Đồng Việt Nam, việc định giá có thể do thỏa thuận giữa các bên hoặc dựa vào kết quả giám định của tổ chức thẩm định giá

chuyên nghiệp79. Quy định này thể hiện quan điểm của nhà nước khi tôn trọng sự tự do kinh doanh và ý chí của các nhà đầu tư, tuy nhiên với những cảnh báo rủi ro về tiền ảo như một “bong bóng” kinh tế80 thì việc chấp nhận để các thành viên , cổ đơng sáng lập và người góp vốn thỏa thuận về giá trị của lượng tiền ảo góp vốn vào doanh nghiệp sẽ dẫn đến một số rủi ro như sau:

+ Nguy cơ làm tăng vốn điều lệ ảo của doanh nghiệp trong trường hợp việc góp vốn thực hiện tại thời điểm thành lập doanh nghiệp. Đặt trường hợp đối với công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp ràng buộc về thời hạn góp vốn của các thành viên đối với phần vốn góp cam kết góp vào cơng ty, trong trường hợp q thời hạn quy định, vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ phải đăng ký điều chỉnh cho đúng thực tế. Các thành viên sáng lập có thể thỏa thuận góp vốn bằng tiền ảo và tự thỏa thuận giá trị quy đổi của lượng tiền ảo góp vốn cao hơn nhiều lần nhằm hợp thức hóa vốn điều lệ đã cam kết góp. Việc doanh nghiệp tạo ra vốn điều lệ ảo khiến cơ quan nhà nước không kiểm chứng được năng lực thật sự của doanh nghiệp. Mặc dù sự việc này hồn tồn có thể xảy ra với rất nhiều loại tài sản góp vốn khác, tuy nhiên do tiền ảo khơng có giá trị tham chiếu nhất định do đó cơ quan nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp cố tình thực hiện hành vi nêu trên cũng khơng có cơ sở xử lý vì khơng có căn cứ chứng minh giá trị đã thỏa thuận là giá trị lớn hơn giá trị thực tế của tài sản theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp.

+ Nguy cơ tạo ra sự chênh lệch về lợi ích giữa các thành viên góp vốn hoặc cổ đơng khi góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp có nhiều điều khoản quy định về các quyền của thành viên góp vốn trong các trường hợp cần biểu quyết. Lợi dụng sự dao động về biên độ giá trị của tiền ảo, chủ sở hữu doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị của doanh

79 Khoản 1, Điều 37, Luật Doanh nghiệp, năm 2014

80 Clem Chamber, “Cryptocurrency are a bubble: What’s next”,

https://www.forbes.com/sites/investor/2017/09/18/cryptocurrency-is-a-bubble-whats- next/#4f70b6112cb8m, ngày truy cập: 05/7/2018

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại việt nam (Trang 68 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)