CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
3.2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN GIẢI QUYẾT KHI CÔNG NHẬN TIỀN
3.2.1.1. Cần thiết xây dựng quy định về tiền quốc gia
Phương tiện thanh toán hợp pháp của một quốc gia được thể hiện dưới nhiều hình thức, tiền là một trong các phương tiện thanh toán. Mặc dù pháp luật nước ta không nêu khái niệm về tiền, tuy nhiên trên quan điểm của tác giả, khái niệm về tiền chỉ nên được sử dụng khi nói đến hệ thống tiền tệ truyền thống bao gồm tiền giấy và tiền kim loại chính thức do ngân hàng nhà nước phát hành73, tiền điện tử cũng không phải là tiền tại Việt Nam mà cũng chỉ là tài sản, cụ thể:
Căn cứ quy định của Luật Ngân hàng năm 2010 thì Ngân hàng Nhà nước chỉ phát hành tiền giấy và tiền kim loại, không phát hành loại tiền điện tử. Tiền điện tử xét về bản chất chỉ là việc biểu hiện một lượng tiền nhất định thuộc về sở hữu của một đối tượng nào đó trên tài khoản do các tổ chức tín dụng mở theo yêu cầu của chủ sở hữu tương ứng với lượng tiền truyền thống mà đối tượng đó nộp vào tài khoản ban đầu, giống như việc cất tiền vào ví và đưa người khác giữ hộ và được trả lãi suất như các đối tượng trong hợp đồng vay. Và khi có nhu cầu sử dụng lượng tiền này, chủ sở hữu khơng trực tiếp sử dụng tiền điện tử mình đang có để giao dịch mà thực hiện quyền của chủ sở hữu, yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mà mình mở tài khoản trả lại cho mình khoản tiền tương ứng trong phạm vi sở hữu theo yêu cầu hoặc sử dụng khoản tiền tương ứng trong giới hạn phạm vi sở hữu của mình thực hiện một việc nào đó trong khn khổ luật định (thanh tốn mua hàng, gửi tiền cho người thân,…). Như vậy tiền điện tử giống như quyền tài sản trị giá được bằng tiền hơn là một tiền tệ đúng nghĩa. Do đó, tác giả khuyến nghị nên có một văn bản hoặc một quy định tiền theo quy định của Bộ luật Dân sự được hiểu bao gồm những dạng nào. Một mặt để bảo vệ đồng tiền quốc gia, một mặt tránh sự nhầm lẫn trong việc áp dụng quy định pháp luật có liên quan.
73 Điều 17 quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại, Luật Ngân hàng năm 2010.