6. Kết cấu của luận văn
2.2 Diễn biến lãi suất giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Năm 2011
Lãi suất đồng Việt Nam
Phù hợp với xu hướng điều hành chặt chẽ về tiền tệ của NHNN, giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành, lãi suất VND trên thị trường cũng chịu áp lực gia tăng, trong đó áp lực tăng mạnh trong nửa đầu năm và dịu lại trong nửa cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, cả lãi suất huy động và cho vay VND đều tăng cao : Cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 15,6%/năm so với mức 12,44%/năm thời điểm cuối năm 2010, cao hơn trần lãi suất 14%/năm do một số các TCTD khó khăn về thanh khoản "lách“ quy định trần lãi suất của NHNN. Lãi suất cho vay VND cũng liên tục tăng tương ứng do chi phí huy động tăng và cung vốn thắt chặt, bình quân cuối tháng 6/2011 là 18,65%/năm so với mức 15,27%/năm cuối năm 2010.
Trong 6 tháng cuối năm, áp lực tăng lãi suất đã dịu bớt nhờ kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định (lạm phát theo tháng giảm dần, nhập siêu giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng), cùng với các giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 và thanh tra giám sát của NHNN. Từ tháng 9, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động của NHNN (14%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng); đến thới điểm cuối năm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh phổ biến ở mức 17-20%/năm, thấp nhất là 15%/năm.
Biều đồ 2.1 : Lãi suất tiền gửi và cho vay VND năm 2011
(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước năm 2011)
Lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng biến động và tăng tương đối so với năm 2010. Mức dao động khá lớn diễn ra trong 4 tháng đầu năm khi lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng so với cuối năm 2010. Lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm tăng từ mức 11,1%/năm của tháng 12/2010 lên mức 13,18%/năm vào tháng 4/2011, kỳ hạn 1 tuần tăng từ mức 12,82% lên mức 13,02% tháng 5/2011, đối với các kỳ hạn khác lãi suất tương đối ổn định so với cuối năm 2010. Thời điểm này, lãi suất bình quân liên ngân hàng chịu tác động bởi việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành và NHNN điều hành chặt chẽ lượng cung tiền tệ.
Từ tháng 5/2011 cho đến hết tháng 8/2011, thị trường liên ngân hàng ổn định, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm so với bốn tháng đầu năm do thanh khoản trên thị trường dồi dào hơn trong bối cảnh thị trường ngoại hối dần ổn định trở lại sau những diễn biến tích cực của kinh tế vĩ mơ. Lãi suất bình qn qua đêm giảm từ 12,63%/năm vào tháng 05/2011 xuống còn 10,90%/năm vào tháng 08/2011. Lãi suất các kỳ hạn khác tương đối ổn định, xoay quanh mức trên dưới 13%/năm.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2011 thị trường có xáo trộn do một số các TCTD nhỏ trong hệ thống gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản, gây biến động trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng mặc dù không tăng cao như 4 tháng đầủ năm nhưng cũng tăng lên mức 12,49%/năm vào tháng 9/2011 và 14,11%/năm vào tháng 12/2011 đối với lãi suất qua đêm. Tại thời điểm cuối tháng 12/2011, lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng tăng khoảng 0,5% - 1,3/năm so với tháng 8/2011; riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng tăng mạnh ở mức 17,6%/năm.
Biểu đồ 2.2 : Lãi suất bình quân liên ngân hàng VND năm 2011
(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước năm 2011)
Kết luận :
Lãi suất VND chịu áp lực tăng mạnh trong nửa đầu năm và xu hướng giảm dần vào nửa cuối năm.
Lãi suất liên ngân hàng tăng và biến động khá mạnh.
2.2.2 Năm 2012
Lãi suất huy động và cho vay VND giảm mạnh trong năm 2012 phù hợp với xu hướng điều hành lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát giảm bền vững, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Trong năm 2012, lãi suất huy động giảm 3-7%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 6-9%/năm và đã giảm về mức lãi suất của năm 2007 là thời kỳ trước khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đáng chú ý, từ ngày 11/6/2012, NHNN cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động phổ biến đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 1-2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,8- 8%/năm, hầu hết các NHTM đều thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, thậm chí nhiều NHTM cịn niêm yết lãi suất thấp hơn mức trần quy định của NHNN do thanh khoản tương đối dồi dào; lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khoảng 10-11,5%/năm. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 12-15%/ năm, trong đó lãi suất cho vay đối với khách hàng tốt chỉ từ 9- 11%/năm.
Biểu đồ 2.3 : Lãi suất tiền gửi và cho vay VND năm 2012
Lãi suất liên ngân hàng
Quý I/2012, lãi suất giao dịch bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn còn ở mức cao so với giai đoạn cuối năm 2011. Lãi suất bình quân qua đêm dao động từ 10,94% đến 14,50%/năm, lãi suất bình qn các kỳ hạn khác cũng có sự gia tăng so với thời điểm cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ quý II, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh và xu hướng giảm tiếp diễn đến tháng 11. Mặc dù trong tháng 12 lãi suất bình quân các kỳ hạn chuyển sang tăng nhẹ do tính chất mùa vụ trong thời điểm giáp Tết nhưng mức lãi suất bình quân thời điểm cuối năm 2012 vẫn giảm mạnh so với đầu năm, lãi suất kỳ hạn qua đêm giảm từ 14,5%/năm (tháng 1) xuống cịn 3,54%/năm (tháng 12). Xu hướng giảm lãi suất bình quân liên ngân hàng các kỳ hạn trong năm 2012 phản ánh sự dồi dào vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ 2.4 : Lãi suất bình quân liên ngân hàng VND năm 2012
(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước năm 2012)
Kết luận :
Lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm mạnh.
2.2.3 Năm 2013
Lãi suất đồng Việt Nam
Lãi suất huy động VND vẫn trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012. Thay vì bám sát trần lãi suất cho phép như thời gian trước, một số ngân hàng thương mại (NHTM), tiên phong là các NHTM Nhà nước đã chủ động điều chỉnh lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Trong khi trần lãi suất huy động chỉ giảm 0,5-1%, mặt bằng lãi suất trên thị trường có mức giảm mạnh hơn, vào khoảng 0,8-1,5% đối với các kỳ hạn dưới 1 năm và lên tới 2,5-3,5% đối với các kỳ hạn trên 1 năm so với cuối năm 2012. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5-7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5- 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay VND cũng được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm và 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9-11%/năm và 11,5-13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm.
(Nguồn : Bản tin lãi suất năm 2013 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
Lãi suất liên ngân hàng
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng năm 2013 chưa cho thấy nhiều khác biệt so với năm 2012. Thanh khoản hệ thống dồi dào, cung vốn VND lớn và vượt cầu. Giao dịch trầm lắng, doanh số giao dịch giảm thấp đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng đầu năm (doanh số bình quân phiên trong năm còn khoảng 17 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm khoảng 25% so với năm 2012). Mặt bằng lãi suất thấp kỷ lục - phần lớn thời gian dao động quanh 3- 3,5%/năm kỳ hạn 1 tuần.
(Nguồn : Bản tin lãi suất năm 2013 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
Kết luận :
Mặt bằng lãi suất VND duy trì xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất VND liên ngân hàng duy trì rất thấp trong năm 2013.
2.3 Thực trạng về rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011-2013
2.3.1 Diễn biến lãi suất huy động và cho vay Vietcombank giai đoạn 2011-2013
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo lãi suất nội bộ Vietcombank)
Nhận xét :
Lãi suất huy động vốn các kỳ hạn của Vietcombank có xu hướng đi ngang, đặc biệt lãi suất huy động vốn 6 tháng và 12 tháng đều bằng với trần lãi suất
Biểu đồ 2.7 : Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay năm 2011 %/năm
huy động theo quy định của NHNN. Diễn biến phù hợp với biến động lãi suất tiền gửi trên thị trường.
Lãi suất cho vay trung dài hạn ở mức cao hơn so với lãi suất cho vay ngắn hạn. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm và biến động phù hợp với diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường.
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo lãi suất nội bộ Vietcombank)
Nhận xét :
Lãi suất huy động VND các kỳ hạn có xu hướng giảm. Lãi suất huy động VND kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng tại một số thời điểm lại nhỏ hơn lãi suất huy động VND kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Nhìn chung, lãi suất huy động VND diễn biến phù hợp với biến động lãi suất tiền gửi của thị trường.
Lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Nhìn chung lãi suất cho vay VND (ngắn hạn, trung dài hạn) có xu hướng giảm và biến động phù hợp với diễn biến lãi suất cho vay VND trên thị trường.
\
Biểu đồ 2.8 : Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay năm 2012 %/năm
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo lãi suất nội bộ Vietcombank)
Nhận xét :
Lãi suất huy động vốn có xu hướng giảm so với đầu năm và đi ngang ở mức tối đa là 7%/năm (bằng trần lãi suất huy động do NHNN công bố), phù hợp với diễn viến lãi suất tiền gửi VND trên thị trường.
Lãi suất cho vay VND trung dài hạn cao hơn so với lãi suất cho vay ngắn hạn và khoảng cách này ở mức cao hơn so với các năm trước (năm 2011, năm 2012), phù hợp với diễn biến lãi suất cho vay VND trên thị trường.
2.3.2 Nhận biết và đo lƣờng rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro khi luồng tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường.
Vietcombank đo đường rủi ro lãi suất dựa trên phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế là thời hạn cịn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tới kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của Vietcombank.
Biểu đồ 2.9 : Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay năm 2013 %/năm
Các giả định và điều kiện sau được áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của Vietcombank:
Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản Có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào nhóm các khoản mục khơng chịu lãi.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với từng loại chứng khoán.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau :
Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian đáo hạn thưc tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ thuộc vào quy định về lãi suất của Ngân hàng đối với từng đợt phát hành.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng. Trên thực tế, các khoản mục này có thể có thời gian điều chỉnh lãi suất khác nhau.
2.3.3 Thực trạng khe hở nhạy cảm lãi suất qua các năm 2011 – 2013 2.3.3.1 Năm 2011 :
Bảng 2.1 : Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất Vietcombank tại 31.12.2011 ĐVT : triệu đồng STT Thời gian định giá lại Tài sản Có nhạy lãi Tài sản Nợ
nhạy lãi Chênh lệch
Chênh lệch lũy kế
1 Trong thời gian
đến 1 tháng 192.410.094 245.506.957 (53.096.863) (53.096.863) 2 Trên 1 tháng đên 3 tháng 85.051.056 50.118.789 34.932.267 (18.164.596) 3 Trên 3 tháng đến 6 tháng 40.890.358 18.047.379 22.842.979 4.678.383 4 Trên 6 tháng đến 12 tháng 13.202.556 10.737.106 2.465.450 7.143.833 5 Trên 1 năm đến 5 năm 18.359.634 2.102.657 16.256.977 23.400.810 6 Trên 5 năm 5.743.327 2.000.155 3.743.172 27.143.982 TỔNG 355.657.025 328.513.043 27.143.982
(Nguồn : Tổng hợp từ BCTC Vietcombank năm 2011)
Nhận xét :
GAP kỳ hạn đến 1 tháng và từ 1 tháng đến 3 tháng luôn là số âm, khi lãi suất thị trường tăng, RRLS sẽ xuất hiện.
GAP các kỳ hạn : trên 3 tháng đến 6 tháng, trên 6 tháng đến 12 tháng, trên 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm là số dương, khi lãi suất thị trường giảm,
2.3.3.2 Năm 2012
Bảng 2.2 : Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất Vietcombank ngày 31.12.2012 ĐVT : triệu đồng STT Thời gian định giá lại Tài sản Có nhạy lãi Tài sản Nợ
nhạy lãi Chênh lệch
Chênh lệch lũy kế
1 Trong thời gian
đến 1 tháng 188.719.498 243.589.543 (54.870.045) (54.870.045) 2 Trên 1 tháng đên 3 tháng 107.074.388 56.439.135 50.635.253 (4.234.792) 3 Trên 3 tháng đến 6 tháng 61.983.664 27.536.183 34.447.481 30.212.689 4 Trên 6 tháng đến 12 tháng 14.475.374 26.451.882 (11.976.508) 18.236.181 5 Trên 1 năm đến 5 năm 24.871.774 6.835.470 18.036.304 36.272.485 6 Trên 5 năm 4.679.838 2.004.203 2.675.635 38.948.120 TỔNG 401.804.536 362.856.416 38.948.120
(Nguồn : Tổng hợp từ BCTC Vietcombank năm 2012)
Nhận xét :
GAP kỳ hạn đến 1 tháng và từ 1 tháng đến 3 tháng luôn là số âm, khi lãi suất thị trường tăng, RRLS sẽ xuất hiện.
GAP các kỳ hạn : trên 3 tháng đến 6 tháng, trên 6 tháng đến 12 tháng, trên 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm là số dương, khi lãi suất thị trường giảm, RRLS sẽ xuất hiện.
Bảng 2.3 : Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất Vietcombank ngày 31.12.2013 ĐVT : triệu đồng