6. Kết cấu của luận văn
2.4.4 Quản lý rủi ro lãi suất và các hạn mức tại Vietcombank
Vietcombank quản lý rủi ro lãi suất dựa trên khái niệm tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/Tổng tài sản (VND).
Biều đồ 2.10 : Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/Tổng tài sản (VND) Vietcombank qua các năm 2011-2013
(Nguồn : Tác giả tự tính tốn dựa trên số liệu BCTC Vietcombank)
Nhận xét : Khi lãi suất tăng, Vietcombank sẽ chịu rủi ro giảm thu nhập ròng từ lãi
đối với các kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng và ngược lại đối với các kỳ hạn lớn hơn 3 tháng. Theo nghị quyết của ALCO, hạn mức : tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/tổng tài sản (VND) đối với các kỳ hạn tái định giá được quy định như sau :
Đến 3 tháng : -25%
Đến 6 tháng : -20%
Đến 9 tháng : -15%
Đến 12 tháng : -10%
Vậy : qua các thời điểm 31/12/1011, 31/12/2012, 31/12/2013 tỷ lệ khe hở nhạy
cảm lũy kế / tổng tài sản (VND) của các kỳ hạn đều nằm trong hạn mức quy định của ALCO. Trong trường hợp các hạn mức này bị vượt, Vietcombank sử dụng các giải pháp như đi vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, sử dụng các sản phẩm phái
sinh,… được thực hiện để che chắn RRLS, làm cho các khe hở này trong hạn mức quản lý được đặt ra.
Với kích bản lãi suất thay đổi so với ngày 31/12/2013, về mặt lý thuyết thu nhập ròng (NII) của Vietcombank thay đổi trong 1 năm tới như sau :
Bảng 2.4 : Thu nhập ròng Vietcombank thay đổi trong 12 tháng tới khi lãi suất thay đổi
Lãi suất kỳ hạn tăng (%/năm)
Thu nhập ròng thay đổi 1 năm tới
(tỷ VND)
Lãi suất kỳ hạn giảm (%/năm)
Thu nhập ròng thay đổi 1 năm tới
(tỷ VND) 0,50 51 0,50 -51 0,75 76 0,75 -76 1,00 101 1,00 -101 1,50 152 1,50 -152 (Nguồn : Tác giả tự tính tốn)
Căn cứ vào cơ cấu, tỷ lệ TSN – TSC nhạy cảm lãi suất hiện tại, với dự báo xu hướng lãi suất VND biến động trong thời gian tới để xác định Vietcombank sẽ bị giảm/tăng thu nhập lãi.