Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Các kiến nghị

3.3.2.2 Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường tà

tài chính Việt Nam

Một trong những cách hiệu quả nhất để quản lý RRLS là dùng các công cụ phái sinh. Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, chỉ mới ở trong giai đoạn đầu. Các cơng cụ tài chính cịn rất sơ khai và số lượng giao dịch còn rất nhỏ.

Theo qui luật phát triển của thị trường các công cụ phái sinh chắc chắn sẽ phát triển như trên các thi trường tài chính thế giới. Vì vậy, NHNN sớm đi vào nghiên cứu và cho phép các NHTM thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh.

Khi có các hành lang pháp lý, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cũng như chủ động hơn trong việc quản lý RRLS.

3.3.2.3 Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm sốt lãi suất có hiệu quả

NHNN cần phải lượng hóa các loại lãi suất để xác định tính hợp lý và dự báo chiều hướng biến động của lãi suất trên thị trường, từ đó có tác động thích hợp thơng qua việc điều hành CSTT, bởi vì việc tăng lên hay giảm xuống lãi suất của NHNN sẽ tác động ngay tới lãi suất của các NHTM đối với khách hàng.

Các NHTM cho khách hàng vay vốn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn và qua đó tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Tách bạch cho vay thương mại và cho vay chính sách. Các NHTM cho vay thương mại thì áp dụng lãi suất thị trường, cịn cho vay đối tượng chính sách và cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì khi gặp rủi ro NHNN có trách nhiệm xử lý.

Chống sự cạnh tranh thiếu bình đẳng của các NHTM, của các NHTM lớn và nhỏ, điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng, theo dõi biến động thị trường tiền tệ để tổ chức dung hòa các sự cạnh tranh về lãi suất giữa các thành viên.

3.3.2.4 Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và quản lý RRLS của các NHTM

Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào qui định việc đo lường và quản lý RRLS tại các NHTM Việt Nam. Nếu các qui định chi tiết về quản lý RRLS chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để quản lý RRLS. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh lãi suất cũng cịn thiếu (mới chỉ dừng lại ở hoạt động hốn đổi lãi suất). NHNN nên ra thêm các văn bản và hướng dẫn các NHTM trong việc QLRRLS cũng như các qui định về các sản phẩm phái sinh lãi suất. Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất.

Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về QLRRLS cho các NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng thêm các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp đo lường RRLS đã nêu ở mục 1.2 chường 1 để các NHTM có thể có các mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

3.3.2.5 Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực quản lý RRLS, hỗ trợ

các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về quản lý RRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM Việt Nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về QLRRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ QLRR.

Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRLS. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS. RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ :

 Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm QLRR và mơ hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới.

 Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hồn thiện hơn cơng tác QTRRLS tại Vietcombank trên cơ sở những hạn chế, tồn tại luận văn đã đề cập ở chương 2.

Những kiến nghị đối với Chính phủ gồm : phát triển kinh tế và thị trường tài chính và đối với NHNN gồm : (1) Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ chế thị trường; (2) Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường tài chính Việt Nam; (3) Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm sốt lãi suất có hiệu quả; (4) Hồn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và quản lý RRLS của các NHTM; (5) Cung cấp cho NHTM các thông lệ chuẩn mực quản lý RRLS, hỗ trợ NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để hồn thiện hơn cơng tác QTRRLS tại Vietcombank như : (1) Hồn thiện chính sách QTRRLS; (2) Xây dựng quy trình QTRRLS; (3) Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra hiểm soát RRLS; (4) Áp dụng phương pháp đo lường và quản trị RRLS tiên tiến – phương pháp giá trị có thể tổn thất (VaR); (5) Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa RRLS; (6) Đào tạo đội ngũ cán bộ QTRRLS; (7) Ứng dụng khoa học công nghệ vào QTRRLS.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam” đã giải quyết được một số nội dung quan trọng :

Một là, nêu rõ cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại

NHTM.

Hai là, luận văn đã đưa ra thực trạng RRLS và QTRRLS; một số thành tựu

và hạn chế cần khắc phục trong công tác QTRRLS tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp, đề xuất đối với Chính phủ,

Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm giúp ngân hàng khắc phục những hạn chế, tồn tại trong cơng tác QTRRLS của mình.

Với những giải pháp đã đề xuất, có thể ứng dụng ngay vào thực tế, góp phần nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng và đảm cho ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh trang gay gắt như hiện nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của Thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy/cô, các anh/chị và các bạn để đề tài góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, của NHTM Việt Nam nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bản tin lãi suất năm 2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2011 3. Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2012 4. Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2013

5. Báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6. Báo cáo thường niên năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 7. Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2011

8. Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2012 9. Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2013 10. Chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank.

11. Dương Hữu Hạnh (2012), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

12. Hà Thị Thanh Huyền (2013), “Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại

học Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Đăng Dờn (2005), “Tiền tệ - Ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Nhàn (2013), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn

16. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất

tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

18. Phạm Thị Lệ Thu (2011), “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh

doanh tại Ngân hàng TMCP An Bình – Sở Giao dịch”, luận văn thạc sĩ kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Quy chế quản lý vốn tập trung của Vietcombank.

20. Tạ Ngọc Sơn (2011), “Quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà

Nội, Hà Nội.

21. Trần Huy Hoàng (2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Tiếng Anh

22. Akhtaruzzaman (2013), “Interest rate risk of Australian financial firms”, University of Newcastle.

23. Federic S.Minhkin (2002), “Money, Banking and Financial Market”. 24. Peter S.Rose (2001), “Commercial Bank Management”, 4th Edition.

25. Pieter Klaassen (1994), “Stochastic programming models for interest-rate

PHỤ LỤC Phụ lục 01

BẢNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY DO VIETCOMBANK CÔNG BỐ GIAI ĐOẠN 2011-2013 NĂM THÁNG TG1M TG6M TG12M TG18 M TG24M CVNH CVTDH 2011 1 14 12 12 12 12 16.8 17.88 2 14 14 12 12 12 16.8 17.88 3 14 14 14 12 12 17.6 18 4 14 14 14 12 12 18.5 19 5 14 14 14 12 12 19.5 20 6 14 14 14 12 12 19.5 20 7 14 14 14 12 12 19.2 19.8 8 14 14 14 12 12 18 19 9 14 14 14 12 12 18 19 10 14 14 14 12 12 18 19 11 14 14 14 12 12 17.6 18 12 14 14 14 12 12 17 18 2012 1 14 14 14 12 12 17 18 2 14 14 14 14 14 17 17.8 3 13 13 13 13 13 17 17.8 4 12 12 12 12 12 15.8 16.5 5 11 11 11 10.5 10.5 13.5 15 6 9 9 10.5 10 10 13.5 15 7 9 9 10.5 10 10 13.5 15 8 9 9 9.5 9.5 9.5 13.5 15 9 9 9 9.2 9.2 9.2 13 14.5 10 9 9 10.5 10 10 13 14.5 11 9 9 10.5 10 10 13 14.5 12 8 8 10.5 10 10 13 14.5

2013 1 8 8 9.8 10 10 11.2 13.2 2 8 8 9.8 10 10 11.2 13.2 3 7.5 7.5 9.5 9.5 9.5 11.2 13.2 4 7.3 7.5 9.5 9.5 9.5 11.2 13.2 5 6 7 8 7.5 7.5 10.7 12.7 6 6 7 8 7.5 7.5 10.7 12.7 7 5 7 7 7.5 7.5 10.7 12.4 8 5 7 7 7.5 7.5 10.5 12 9 5 7 7 7.5 7.5 10.5 12 10 5 7 7 7.5 7.5 10.5 12 11 5 7 7 7.5 7.5 10.5 12 12 5 7 7 7.5 7.5 10.5 12

Phụ lục 02: TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI VND GIAI ĐOẠN 2011-2013

STT Lãi suất Số văn bản Nội dung chính

1 27/06/2013 15/2013/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,2%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,5%/năm.

2 25/03/2013 08/2013/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm: riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8%/năm.

5 21/12/2012 32/2012/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ

chức tài chính vi mơ ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8,5%/năm.

6 08/06/2012 20/2012/TT-

NHNN

Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 14%/năm.

7 08/06/2012 19/2012/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm.

8 25/05/2012 17/2012/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 3%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11,5%/năm.

9 10/04/2012 08/2012/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm.

10 12/03/2012 05/2012/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 5%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13,5%/năm.

11 28/09/2011 30/2011/TT-

NHNN

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.

12 03/03/2011 02/2011/TT-

NHNN

Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)