Tình hình sản xuất, tiêu thụ SA tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sunphat amon từ chất thải gyps của nhà máy dap số 1 vinachem tại khu công nghiệp đình vũ hải phòng (Trang 31 - 33)

II. TỔNG QUAN VỀ AMÔN SUNPHÁT

2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ SA tại thị trường Việt Nam

Hàng năm, nhu cầu phân bón của Việt Nam vào khoảng từ 8,5 đến ~10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân lân các loại cần khoảng trên 3 triệu tấn, Urê: 3 triệu tấn, NPK: 2,5 triệu tấn, DAP: xấp xỉ 1 triệu tấn ... và các loại phân vô cơ, hữu cơ khác.

Hiện nay, phân bón dùng cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

trong giai đoạn 2010 - 2012, mỗi năm Việt Nam vẫn cần nhập khoảng từ 3,5 đến 4

Học viên: Lưu Ngọc Vĩnh Trang 29

này cho thấy tầm quan trọng của việc phải phát triển ngành sản xuất phân bón và hóa chất nội địa nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài.

Tương tự như sản phẩm thạch cao, hiện nay, nước ta chưa có khả năng sản xuất

phân bón Amơn Sunphát phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất NPK. Tuy Amôn Sunphát không phải là loại phân bón chứa N chủ lực

nhưng nhu cầu trong nước vẫn rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn tấn/năm.

Bảng 6. Tổng lượng phân bón Amơn Sunphát nhập khẩu qua các năm

Đơn vị: nghìn tấn

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012*

Lượng 731,8 740,4 996,9 699,2 1.166,4 683 891,2 557,6

(*): Thống kê 7 tháng đầu năm 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, tổng nhu cầu phân bón Amơn Sunphát trong nước năm 2012 có thể đạt đến 1,0 triệu tấn do sắp bước vào vụ thu đơng nên nhu cầu phân bón chứa N sẽ tăng

mạnh nhưng được dự báo dao động quanh ngưỡng 1 triệu tấn trong những năm tới.

Do nước ta phải nhập khẩu hồn tồn phân bón Amơn Sunphát nên giá cả mặt hàng này trong nước chịu tác động chủ yếu của biến động giá SA thế giới. Từ này tới năm 2015, giá mặt hàng phân bón SA thế giới được dự báo khơng có sự tăng trưởng đột biến duy trì ở mức 150 ÷ 160USD/tấn , vì thế, giá Amơn Sunphát trong nước cũng sẽ được giữ khá ổn định ở mức trung bình khoảng 4 ÷ 4.5 triệu đồng/tấn (bao

gồm các chi phí vận chuyển).

Vì vậy, Tập đồn Hóa chất Việt Nam định hướng đầu tư phát triển ngành sản xuất phân bón hóa chất theo chiều sâu, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị ở những nhà máy sản xuất phân lân, phân NPK cũ đồng thời đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất NPK với công nghệ tiên tiến và nhà máy sản xuất DAP.

Tập đồn Hóa chất Việt Nam có các dự án nghiên cứu sản xuất Amơn Sunphát từ

Amơniắc và axit Sunphuríc mang tính khả thi cao khi tiến hành sản xuất trong công nghiệp. Tuy nhiên do nhiêu nguyên nhân nên các dự án chưa được triển khai.

Trong chương trình này, Nhà máy DAP tại Đình Vũ – Hải Phịng đã được đưa vào hoạt động với công suất 330.000 tấn/năm. Nhà máy này khi sản xuất sẽ thải ra môi

tại KCN Đình Vũ – Hải Phịng”

Học viên: Lưu Ngọc Vĩnh Trang 30

trường khoảng 995.000 tấn Gyps mỗi năm. Vấn đề xử lý chất thải Gyps này mới chỉ dừng ở mức chủ yếu là chôn lấp.

Nghiên cứu về chất thải Gyps cho thấy chất thải này vẫn còn chứa các thành phần gốc Sunphát và phốt phát với hàm lượng đáng kể. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này có thể sản xuất được các loại phân bón như Sunphát amơn hoặc phốt

phát amơn. Do đó cần nghiên cứu phương pháp sản xuất hai loại phân bón nêu trên từ nguồn nguyên liệu Gyps.

Việc nghiên cứu sản xuất phân bón và các sản phẩm hữu ích khác từ chất thải Gyps sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sunphat amon từ chất thải gyps của nhà máy dap số 1 vinachem tại khu công nghiệp đình vũ hải phòng (Trang 31 - 33)