CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Linhchi
3.4.2. Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất phối trộn đến sự sinh trưởng, phát triển
hệ sợi và khả năng nhiễm bệnh.
Để tiến hành khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất đến sự phát triển của hệ
sợi nấm ta sử dụng môi trường công thức IV: Mùn cưa 78,5%, bột ngô 10%, cám
gạo 10%, đường saccarose 0,5%, CaCO3 1%.
Phối trộn nguyên liệu đồng đều, tạo ẩm nguyên liệu ở các ngưỡng khác nhau:
50%, 55%, 60%, 65%, 70%. Đóng bịch, khử trùng bằng lị hấp thủ cơng ở chế độ
95-1000C trong 8h, để nguội, cấy giống, chuyển vào nhà ươm sợi.Chỉ tiêu theo dõi: tốc độ lan sợi (đơn vị tính: mm/ ngày), tỷ lệ nhiễm (%).
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất phối trộn đến tốc độ phát triển của hệ sợi và tỷ lệ nhiễm.
W%
Cơ chất
Giống
Tốc độ lan sợi (mm/ngày) Tỷ lệ nhiễm (%)
50% 55% 60% 65% 70% 50% 55% 60% 65% 70%
DT 1,4 1,6 2,9 3,42 1,8 55 11,2 5,5 5,3 7,9
D12 1,2 1,7 2,67 3,2 2,2 50 10,6 6,0 5,8 8,5
Kết quả cho thấy ở độ ẩm 50%, 55%, 70% tốc độ mọc sợi ở cả 3 chủng giống đều rất kém. Thậm chí ở độ ẩm 50% và 70% sợi nấm không thể bung và bám
vào nguyên liệu, có bung sợi thì sau 5 ngày sợi nấm cũng bị co lại và không phát
triển tiếp. Hơn nữa ở độ ẩm 50% tỷ lệ nhiễm vượt quá cao, nguyên nhân là do
nguyên liệucó độ ẩm thấp khơng đủ để nguyên liệu chín đều đượcnên dễ bị nhiễm
khuẩn (thiu).
Ở độ ẩm 65% sợi nấm phát triển tốt nhất và tỷ lệ nhiễm cũng thấp nhất. Chúng tôi chọn độ ẩm nguyên liệu này để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo