Tên biến Kí hiệu Mơ tả biến Kỳ vọng về dấu Biến phụ thuộc:
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
CASH
Là tỷ số của các khoản tiền mặt và tương đương tiền trên tài sản doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương tiền.
Biến độc lập:
Chỉ số giá thị trường trên giá ghi sổ tài sản
MTB
Là tỷ số giữa giá thị trường của tài sản (M) và giá ghi sổ của tài sản (B) của doanh nghiệp.
(-)
Tỷ lệ dòng tiền trên
tài sản CF
Là tỷ số giữa dòng tiền và tài sản không kể các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp.
Tỷ lệ vốn luân chuyển ròng trên tài sản
NWC
Là tỷ số giữa tài sản ngắn hạn ròng không bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền trên và tổng tài sản không kể các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp.
(-)
Địn bẩy tài chính LVRG
Là tỷ số giữa tổng nợ và tài sản không kể các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp.
(+)
Quy mô của doanh
nghiệp SIZE Là Logarite tự nhiên của
tổng tài sản doanh nghiệp. (-)
Việc chi trả cổ tức DIV
Có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, nếu không bằng 0.
(-)
Quy mô hội đồng
quản trị BS
Số lượng thành viên hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
(+)
Vai trò kép của
CEO CD
Có giá trị bằng 1 nếu CEO cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, nếu không bằng 0.
(+)
Biến ngành Ngành
Có giá trị là MAN nếu là ngành sản suất, SER nếu là ngành thương mại dịch vụ.
3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CÚU 3.3.1. Nguồn dữ liệu 3.3.1. Nguồn dữ liệu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu từ các tài liệu và báo cáo của cơng ty được đăng trên website chính thức của cơng ty, website của Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2009 – 2013. Các tài liệu và báo cáo bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo tình hình quản trị công ty - Các tài liệu liên quan khác.
3.3.2 Xử lý dữ liệu
Dữ liệu lấy cho bài nghiên cứu từ các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HOSE). Để lấy được dữ liệu phục vụ cho mơ hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn những cơng ty có thời gian niêm yết trước năm 2009 để đáp ứng mục tiêu thời gian nghiên cứu trong vòng 5 năm, từ 2009 đến 2013. Sau khi thu thập dữ liệu, các mẫu là định chế tài chính như các ngân hàng, công ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm không được đưa vào vì sự khác biệt khá lớn của chúng so với các doanh nghiệp thông thường theo Gary và Andrew (2002). Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 945 quan sát của 189 cơng ty phi tài chính niêm yết có dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy, trong đó có 100 cơng ty thuộc nhóm ngành sản xuất và 89 cơng ty thuộc nhóm ngành thương mại dịch vụ.
Tác giả trích lọc, sắp xếp và phân loại, làm sạch dữ liệu trước khi sử dụng công thức tính tốn và dùng phần mềm STATA để xử lý.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM THƠNG QUA CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1.1. Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tài sản
Hình 4.1: Mơ tả sự thay đổi của tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tài sản doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương
tiền của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
Kết quả nghiên cứu 189 công ty niêm yết tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tài sản doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương tiền bình qn của các cơng ty dao động quanh mức 0,150 đến 0,245 từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2009 – 2010, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty ở mức khá thấp, dao động trong khoảng 0,150 đến 0,165, tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ này tăng đột biến lên mức 0,245. Để lý giải điều này, tác giả xem xét một số yếu tố vĩ mô ở Việt Nam trong giai đoạn trên. Trước các cơ hội đầu tư hấp dẫn
mặt để thực hiện đầu tư. Điều này đã kéo sản lượng sản xuất tăng lên tuy nhiên mức độ còn thấp và chưa đạt hiệu quả cao. Từ năm 2008 đến năm 2010, tình hình lạm phát ở mức cao khiến sản lượng giảm mạnh, chính phủ thắt chặt cung tiền và các doanh nghiệp đã tăng cường nắm giữ các loại tài sản khác thay vì tiền mặt. Ở giai đoạn này, tỷ lệ tài sản tiền mặt trên tổng các tài sản khác không phải tiền mặt ở mức 15% – 16%. Năm 2011 là năm chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam như tỷ lệ lạm phát tăng cao trên 18%, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng liên tiếp tăng kỷ lục, thị trường chứng khoán tiếp tục chạm đáy, khiến việc đầu tư của các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng là ngun nhân giải thích lý do lượng tiền mặt của các công ty tăng lên đáng kể so với các tài sản khác.
Đứng trên góc độ ngành, dữ liệu thu thập gồm 945 quan sát từ 189 công ty trong mẫu nghiên cứu cho thấy, hầu như khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tài sản tiền mặt trên các tài sản khơng bao gồm tiền ở các cơng ty thuộc nhóm ngành sản xuất và các cơng ty thuộc nhóm ngành dịch vụ.
Hình 4.2: Tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tài sản doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương tiền của các doanh
nghiệp sản xuất và thương mại dịch vụ tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
4.1.2. Chỉ số giá thị trường trên giá ghi sổ của tài sản doanh nghiệp
Hình 4.3: Chỉ số giá thị trường trên giá ghi sổ của tài sản doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
Hình 4.3 cho thấy có sự sụt giảm về chỉ số giá thị trường trên giá ghi sổ tài sản của doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2011 và giá trị năm 2011 là 0,875. Với mức MTB nhỏ hơn 1 có hai khả năng xảy ra: thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang bị thổi phòng quá mức hoặc thu nhập trên tổng tài sản cua doanh nghiệp là quá thấp. Điều này khá tương đồng với thực tế khi trong năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chạm đáy, kinh tế của Việt Nam đã trải qua một năm cực kỳ khó khăn và biến động, các yếu tố vĩ mô đều không ủng hộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm này, đã có hơn 50.000 doanh nghiệp phải tuyên bố giải thể hoặc phá sản. Bên cạnh đó, tổ chức Standard & Poors (S&P) đã hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn nội tệ của Việt Nam xuống mức BB-, triển vọng của nhiều doanh nghiệp được đánh giá tiêu cực. Giá trị MTB phục hồi nhẹ vào năm 2012 tuy nhiên vẫn chỉ ở mức 0,920 < 1 và tiếp tục đà phục
hồi đạt mức 1,044 vào năm 2013.
Nhìn vào hình 4.3 có thể nhận thấy sự biến động của MTB tương đối ngược chiều với sự biến động của CASH, điều này góp phần bước đầu củng cố giả thuyết nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 3, đó là những doanh nghiệp có MTB càng lớn sẽ càng giảm thiểu việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp.
4.1.3. Dịng tiền của doanh nghiệp
Hình 4.4: Tỷ lệ dòng tiền trên tài sản doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương tiền của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn
2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các công
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
Sự biến động của tỷ số dòng tiền của doanh nghiệp trên tài sản không bao gồm các khoản tiền mặt và tương đương tiền được thể hiện trong hình 4.4. Một cách tổng quát, CF có sự biến động tương đối cùng chiều với CASH. Năm 2010, CF có sự sụt giảm nhẹ sau đó tăng lên đột biến vào năm 2011 ở mức 0,095 và giảm vào các năm
2011 và 2012. Dựa vào đồ thị có thể dự báo sự biến động của CASH cùng chiều và chịu ảnh hưởng của sự biến động của CF.
4.1.4. Vốn luân chuyển rịng của doanh nghiệp
Hình 4.5: Vốn ln chuyển rịng của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
Nhìn chung giá trị vốn luân chuyển ròng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2009 – 2010 được xem là giai đoạn hậu khủng hoảng của nền kinh tế, nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động khó khăn nên vốn luân chuyển rịng hay nói cách khác là tính thanh khoản của tài sản ở mức khá thấp và khôi phục nhẹ. Theo kết quả thu thập được từ 189 cơng ty trong mẫu nghiên cứu, bình qn mỗi năm có khoảng 15% số cơng ty có vốn ln chuyển âm nhưng nhìn chung vốn ln chuyển rịng của các công ty trong mẫu lớn hơn 0. Ở hình 4.5 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, vốn luân chuyển rịng bình quân năm 2009 ở mức thấp nhất gần 217 tỷ đồng, năm 2013 ở mức cao nhất gần
343 tỷ đồng, vốn luân chuyển rịng bình qn các cơng ty năm năm 2011 có sự tăng trưởng mạnh nhất, đạt hơn 340 tỷ đồng và tăng 36,6% so với năm 2010.
4.1.5. Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Theo kết quả thu thập được từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ số tổng nợ trên tài sản khác tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp (LVRG) có sự biến động tương đối giống với sự biến động của CF và CASH. Hình 4.6 cho thấy, LVRG giảm nhẹ từ 2009 đến 2010 sau đó tăng vào năm 2011 ở mức 0,540, tăng 5,3% so với năm 2010. Năm 2012, LVRG giảm nhẹ xuống mức 0,523 và tăng lên không đáng kể ở mức 0,528 năm 2013. Xét về các yếu tố vĩ mô, năm 2011 tín dụng ngân hàng tăng trưởng ở mức thấp khoảng 12% với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế.
Hình 4.6: Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản không bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
4.1.6. Quy mơ của doanh nghiệp
Hình 4.7: Quy mơ của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các cơng
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
Quy mô của doanh nghiệp được đại diện bằng giá trị của tổng tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trong hình 4.7. Có thể dễ dàng nhận thấy trong khoảng thời gian nghiên cứu, tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam tăng dần qua các năm. Năm 2009 tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam trong mẫu nghiên cứu là 1.227 tỷ đồng thì đến năm 2013 giá trị này đã đạt 2.315 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của tài sản doanh nghiệp cũng tương đối đều qua các năm. Giá trị tổng tài sản tăng lên ở cả hạng mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn đóng góp lần lượt 47%, 65%, 14% và 60% vào giá trị tăng lên của tổng tài sản qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013.
4.1.7. Việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp
Hình 4.3 cho thấy, đa số các công ty ở Việt Nam lựa chọn hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt qua các năm hơn các hình thức chi trả cổ tức khác như cổ phiếu, trái phiếu, tài sản khác của công ty hoặc không chi trả cổ tức. Khoảng hơn 60% các
công ty trong mẫu nghiên cứu thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt và trong những năm gần đây, việc chị trả cổ tức của các cơng ty có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Hình 4.8: Số lượng các công ty trong mẫu nghiên cứu chi trả cổ tức tiền mặt
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tài chính của các công
ty, lấy từ website của HNX và HOSE
4.1.8. Quy mô hội đồng quản trị của doanh nghiệp
Năm 2007, Quyết định 12 ngày 13/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy chế quản trị cơng ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán quy định cơng ty niêm yết phải có ít nhất là 05 thành viên hội đồng quản trị và tối đa 11 thành viên hội đồng quản trị.
Kết quả thu thập trên 945 quan sát thuộc 189 công ty niêm yết tại Việt Nam cho thấy, số lượng thành viên hội đồng quản trị bình quân là 5,6 và các công ty không chuộng một hội đồng quản trị có đơng thành viên. Cụ thể, có đến khoảng 60% các công ty lựa chọn số lượng thành viên hội đồng quản trị tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính là 5 thành viên, và chỉ có từ 3% - 5% số cơng ty có hội đồng quản trị lớn (9-11 thành viên). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy một số ít cơng ty vẫn chưa thực hiện đúng quy định về số lượng thành viên trong hội đồng quản trị
khi có số lượng thành viên trong hội đồng quản trị không đủ năm (5) người.
Bảng 4.1: Bảng số lượng thành viên hội đồng quản trị các công ty giai đoạn 2009 - 2013 Số lượng công ty Số lượng thành viên hội đồng quản trị 2009 2010 2011 2012 2013 1 – 4 10 10 16 9 22 5 118 123 114 114 102 6 – 8 55 47 51 60 60 9 – 11 6 9 8 6 5 Tổng 189 189 189 189 189
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu từ các Báo cáo tình hình quản trị của
các công ty, lấy từ website của HNX và HOSE
4.1.9. Vai trò kép của CEO trong doanh nghiệp
Xét trên thực tế, ở các công ty cổ phần luôn tồn tại vấn đề người đại diện do có nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với một bên là những người quản lý điều hành công ty. Những người quản lý có thể sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đơng. Chính vì vậy, vai trị kép của CEO đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định mức độ nắm giữ tiền mặt của một doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra rằng, các cơng ty có chủ tịch hội đồng quản trị cũng là CEO sẽ có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao hơn, nghĩa là vai trò kép của CEO dẫn đến việc nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Theo mẫu thu thập của đề tài, ở Việt Nam, các cơng ty vẫn có xu hướng lựa chọn CEO và chủ tịch hội đồng quản trị là những người khác nhau để tham gia điều hành công ty. Theo thống kê tại Bảng 4.2, khoảng 2/3 số công ty trong mẫu nghiên cứu