Khả năng thanh toán:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14 (Trang 40 - 42)

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.2.1. Khả năng thanh toán:

* Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh tốn hiện hành hay cịn gọi là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình, chuyển đổi một bộ phận thành tiền để thanh tốn. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh khoản cao nhất.

Hệ số thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh tốn hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó do lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà giá trị của hệ

số này lớn hay nhỏ. Nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.

- Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu

hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.

- Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh

khoản cao. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, và không hiệu quả. Việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp khơng hiệu quả bởi có q nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do vậy, khi xem xét hệ số này cần phải so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành và căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, các hệ số này cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với các hệ số năng lực hoạt

động tài sản như vòng quay hàng tồn kho và phải thu.

* Hệ số thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng tương tự như tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, nhưng là số đo thanh khoản chặt chẽ hơn vì nó loại trừ tồn kho ra tài sản lưu động hiện hành.

Hệ số thanh toán

nhanh

= =

Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn có thể chuyển thành tiền để thanh tốn nợ ngắn hạn.

Nói chung, hệ số này thường biến động trong khoảng từ (0.5 – 1) thì khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, để kết luận hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngồi ra, khi phân tích cũng cần xem xét đến phương thức thanh toán mà khách hàng được hưởng; kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách hữu hiệu nhất, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán tức

thời =

Tiền Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều.

Khả năng thanh tốn thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài sản lưu động được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động nhỏ, ROA và ROE có thể tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14 (Trang 40 - 42)