Đòn bẩy tài chính:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14 (Trang 42 - 45)

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.2.2. Đòn bẩy tài chính:

* Khái niệm:

Địn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Địn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, địn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Khái niệm địn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một cơng cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

* Ý nghĩa:

Địn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một cơng cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành cơng hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó địn bẩy tài chính là một cơng cụ được các nhà quản lý ưa dùng.

chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại địn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp khơng mắc nợ (tỷ số bằng khơng) sẽ khơng có địn bẩy tài chính. Như vậy, địn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi địn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi

vay.

Như vậy, độ lớn của địn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Các chỉ số đánh giá hiệu quả của đòn bẩy tài chính gồm:

* Khả năng quản lý nợ:

Phân tích khả năng quản lý nợ để đánh giá phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an tồn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất – kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm sốt và điều hành doanh nghiệp. Ngồi ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.

* Hệ số nợ:

Thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Hệ số nợ có hai chỉ tiêu: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ (D) Tổng tài sản (A) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ (D) Vốn chủ sở hữu (E)

Trong đó: (E) = (A) - (D)

Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ (đòn bẩy nợ) trong hoạt động kinh doanh.

Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác địn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.

Hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở có được lợi nhuận cao. Hệ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

* Khả năng thanh toán lãi vay

doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức độ nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và dẫn đến phá sản.

Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán lãi

vay =

EBIT

Chi phí trả lãi

(EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay - Earnings before interest and taxes)

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ.

Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được thanh toán bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh tốn lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14 (Trang 42 - 45)