Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 65)

2.4 Đánh giá hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam

2.4.1 Tác động tích cực

Tăng quy mô vốn và tổng tài sản

Sau M&A, các NHTM đều có cơ hội gia tăng quy mô vốn và tổng tài sản. Việc sáp nhập của Habubank vào SHB hay hợp nhất ba ngân hàng SCB, TinNghiaBank và FicomBank thành SCB đã làm tăng giá trị tài sản, VĐL cũng như các chỉ số tài chính khác, cụ thể như sau: tổng tài sản của SHB tăng 23,2% từ 116.537 tỷ đồng lên 143.625 tỷ đồng và VĐL của SHB cũng tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng, rút ngắn chênh lệch với các NHTM cổ phần hàng đầu; Trường hợp SCB thì VĐL tăng 2.5 lần từ 4.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng, giúp SCB vươn lên vị trí thứ 5 xét về quy mô vốn điều lệ trong hệ thống NHTM.

Bảng 2.7 Những chuyển biến ở một số NHTM sau M&A năm 2013

(ĐVT: tỷ đồng)

Tên Vốn điều lệ Tổng tài sản

SCB 13.112 (tăng 15,4% so với năm 2012) 181.018 (tăng 23,2%) SHB 10.335 (tăng 8,7%) 143.625 (tăng 23,2%) HDBank 8.600 (tăng 59,4%) 86.227 (tăng 83,6%)

Các thương vụ M&A khiến thứ hạng về quy mô VĐL và tổng tài sản của nhiều ngân hàng đang thay đổi, nhất là đối với khối NHTM cổ phần. Vị trí số một VĐL của Eximbank (hiện là 12.355 tỷ đồng) có thể bị thay thế bởi Sacombank trong trường hợp sáp nhập với Southerbank với VĐL lên tới 16.425 tỷ đồng và tổng tài sản khoảng 240.000 tỷ đồng.

Tương tự, việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến tổng VĐL của các NHTM Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược, vốn điều lệ Vietinbank giờ tăng lên 32.661 tỷ VND, tăng vốn tự có lên khoảng 45.000 tỷ VND, đưa VietinBank sẽ trở thành NHTM có VĐL lớn nhất7.

Ngồi ra, M&A với các cơng ty hay ngân hàng lớn sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng, không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Điều này đã được thể hiện rõ nét ở các thương vụ mua bán cổ phần có yếu tố nước ngồi. Có thể nói rằng hầu hết các thương vụ trên đều góp phần làm tăng vị thế ngân hàng. Tiêu biểu nhất là thương vụ IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ nắm giữ 20% cổ phần Vietinbank đã giúp vị thế của VietinBank tăng lên đáng kể đối với các nhà đầu tư và liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor’s, Fitch nâng mức xếp hạng: Ngày 28/12/2012, Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn định”, hay vào tháng 06/2014, Fitch cũng đã nâng xếp hạng triển vọng tín nhiệm của VietinBank lên mức cao nhất, từ “ổn định” lên “tích cực”… Việc S&A, Fitch liên tục cơng bố những xếp hạng tín nhiệm tích cực đối với VietinBank tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế cũng như khả năng vượt qua khó khăn và phát triển từ suy thoái kinh tế của VietinBank. Những nỗ lực vươn lên của Vietinbank cũng đã mang lại kết quả xứng đáng khi Vietinbank được tạp chí The Banker xếp hạng vào danh sách 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới với thứ hàng là 362, và cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt

7

Nguyễn Trung Hậu, 2012. VietinBank chính thức trở thành ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam.<

trong Bảng xếp hạng 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới Forbes Global 2000 và theo công bố của Forbes năm 2014 VietinBank tiếp tục nằm trong top này.

Mở rộng thị phần

Trong bối cảnh NHNN hạn chế các NHTM mở chi nhánh mới, việc nhận sáp nhập HBB giúp SHB có ngay hệ thống các chi nhánh để hình thành mạng lưới kinh doanh rộng hơn. Mặt khác, dưới góc độ thương hiệu, thương vụ này đã nâng thương hiệu SHB lên một vị thế khác, quy mô và chuyên nghiệp hơn. Tại thời điểm sáp nhập, SHB lọt vào danh sách 8 NHTM cổ phần (khơng bao gồm các NHTMCP có vốn nhà nước chi phối) có tổng tài sản lớn nhất hệ thống NHTM, với số vốn hơn 8.860 tỉ đồng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tiết kiệm chi phí: Điều này được thể hiện rõ ở thương vụ ngân hàng Liên Việt

sáp nhập với công ty Dịch vụ Tiết Kiệm Bưu Điện, bởi ở đối tác đã có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước với hơn 10.000 điểm giao dịch tại các bưu cục, vì thế, sau khi sáp nhập họ đã trở thành một trong các NHTM có mạng lưới lớn nhất cả nước. Tương tự, với việc sáp nhập với Habubank, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của SHB tăng từ 141 chi nhánh và phòng giao dịch lên 211 chi nhánh và phòng giao dịch. Song song với việc tăng điểm giao dịch, việc sáp nhập cũng giúp giảm chi phí th văn phịng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phịng giao dịch. Chi phí giảm xuống đồng nghĩa với doanh thu tăng lên là yếu tố làm cho hoạt động của ngân hàng sau M&A hoạt động hiệu quả cao hơn. Nhận định về khía cạnh này, ơng Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB cho biết thương vụ sáp nhập SHB và Habubank được cho là đã rút ngắn rút ngắn được thời gian phát triển kinh doanh 5 năm để đạt mục tiêu trở thành một NHTM cổ phần quy mô lớn, và tiết kiệm nhiều chi phí trong chiến lược phát triển của SHB, cụ thể là năm 2013, huy động khách hàng tại ngân hàng tăng 17% lên 90,714 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 34,37%, chi phí hoạt động của SHB giảm 27,8% so với với năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.002 tỷ đồng. Trước bối cảnh

tín dụng suy giảm, nợ xấu vẫn chưa giải quyết triệt để thì kết quả hoạt động kinh doanh của SHB rất đáng ghi nhận.

Tích hợp hệ thống thơng tin: Sau sáp nhập, ngân hàng SCB đã đầu tư và triển

khai thành công hệ thống Internet Banking Oracle Flexcube hiện đại, được nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới sử dụng hiện nay. Trường hợp SHB cũng đã rất thành cơng trong việc tích hợp hệ thống corebanking của HBB vào corebanking của SHB đồng thời hoạt động giao dịch trên một hệ thống công nghệ thống nhất hiện đại, tiện ích, bảo mật, an tồn, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Với số lượng khách hàng lớn, nền tảng công nghệ hiện đại, sau sáp nhập, SHB tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, giá trị gia tăng cao hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó tăng thị phần khách hàng cá nhân. Đến nay gần 2 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp giao dịch tại SHB.

Tận dụng khách hàng: Bên cạnh việc gia tăng số lượng điểm giao dịch, việc

M&A còn làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Ngồi ra, số lượng khách hàng tăng lên cịn nhờ bởi tận dụng lợi thế cộng hưởng và sự gia tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường. Thực tế cho thấy, lũy kế từ thời điểm sáp nhập với Habubank ngày 28/8 đến ngày 28/9/2012, số lượng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm là 9.611 khách hàng; số lượng khách hàng tổ chức tăng thêm là 182 khách hàng; số lượng tài khoản cá nhân tăng thêm là 115.592 tài khoản và tăng thêm 2.713 tài khoản của các tổ chức kinh tế.

Đa dạng hóa hệ thống dịch vụ: Hoạt động M&A còn đem lại cho ngân hàng lợi

thế về đa dạng hóa hệ thống dịch vụ. Chẳng hạn, sau khi Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB, các khách hàng VIP của ACB được phục vụ trọn gói các u cầu giao dịch tài chính và tư vấn riêng theo phương thức đầu tư tài chính sinh lợi nhất tại Standard Chartered Bank cũng như có cơ hội nhận ưu đãi tại các địa điểm giao dịch của Standard Chartered Bank tại Singapore và Malaysia…

Giải pháp khắc phục và tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng

Cả về mặt lý luận và thực tiễn, M&A là một giải pháp rất hữu hiệu để xử lý các NHTM yếu kém và là giải pháp kinh tế nhất đối với xã hội nhằm giảm thiểu sử

dụng vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, duy trì an tồn, ổn định hệ thống. Động thái tích cực nhất của hoạt động M&A ngân hàng đó là bước đầu đã góp phần ngăn chặn được sự đổ vỡ, phá sản của một số ngân hàng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống và giúp hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Habubank từ một ngân hàng trong diện bắt buộc phải tái cơ cấu, sau khi sáp nhập, thì SHB mới đã trích lập hết các khoản dự phòng rủi ro cho Habubank và đến quý IV năm 2012, đã bắt đầu có lãi. Hay TienPhongBank, cũng từ một ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu, sau khi được DOJI góp vốn, TienPhongBank đã hoạt động mạnh trở lại với mức tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động tăng 28% và nợ xấu xuống dưới 5%. Theo thống kê về kết quả kinh doanh cũng như báo cáo tài chính của các NHTM đã M&A trong thời gian qua cho thấy, nợ xấu đã có phần cải thiện, tính thanh khoản đã ổn định,…Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, các ngân hàng sau M&A đã nhanh chóng rà sốt và bán nợ xấu cho VAMC. Đơn cử, SCB đã bán được 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho công ty này. SHB cũng dần giải quyết được khoản nợ xấu 1.800 tỷ đồng sau sáp nhập Habubank. Trong giai đoạn tái cơ cấu năm 2011-2015, hệ thống NHTM sẽ giảm một số lượng lớn các ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, với mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015 Việt Nam có ít nhất một tập đồn tài chính ngân hàng cạnh tranh trong khu vực, thì M&A được xem là biện pháp khả thi nhất để ngành ngân hàng đạt được mục tiêu này.

Những trường hợp kể trên chỉ là những trường hợp điển hình, chưa thật đầy đủ về hoạt động M&A trong hệ thống NHTM tại Việt nam, song đã phản ánh được sự phong phú, đa dạng trong phương thức thực hiện M&A. Tóm lại, hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu như sau:

- Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đã phát huy được hiệu quả thiết thực. Các ngân hàng tận dụng được lợi thế thương hiệu, công nghệ, kinh nghiệm điều hành, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới,…

- Nếu như trước đây, đa số các thương vụ M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam thường thực hiện với hình thức mua lại một phần, được đánh giá là còn khá đơn giản và bản chất của khá nhiều giao dịch chỉ dừng lại ở mức góp vốn kinh doanh hay đầu tư tài chính dài hạn, mua cổ phần để trở thành đối tác chiến lược, chưa nhắm đến mua lại tồn phần để giành quyền điều hành, kiểm sốt, thì nay đã bắt đầu xuất hiện các thương vụ có mức độ phức tạp cao, cụ thể là các thương vụ hợp nhất, sáp nhập tồn bộ (hình thức địi hỏi trình độ quản lý và hợp tác cao giữa các bên tham gia) như trường hợp sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết Kiệm Bưu Điện với ngân hàng Liên Việt để cho ra đời mơ hình ngân hàng bưu điện đầu tiên tại Việt Nam_Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, hay trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, TinNghiabank và Ficombank,…

- Hoạt động góp vốn, mua lại cổ phần của các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đối với các NHTM nội địa để trở thành đối tác chiến lược vẫn là xu hướng M&A phổ biến và không ngừng được đẩy mạnh. Các thương vụ lớn đều có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm 66% giá trị các giao dịch M&A ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 20138. Các NHTM thơng qua M&A có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác chiến lược nước ngoài, từ đó nhận được những hỗ trợ về công nghệ khoa học cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là kết quả rõ ràng nhất của các chính sách tự do hóa dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thông qua các Hiệp định thương mại song phương và hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATs) của WTO.

- Điểm tích cực trong xu hướng M&A ngân hàng thời gian qua chính là thái độ của người lãnh đạo ngân hàng về việc chủ động tìm kiếm đối tác M&A để tồn tại và phát triển bền vững. M&A trong hệ thống NHTM không chỉ là định hướng để làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, mà còn xuất phát từ nhu cầu tự thân của chính các NHTM.

8

- Các thương vụ M&A đã góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương củng cố, sắp xếp lại ngành ngân hàng của Chính Phủ. Các NHTM đã thành cơng trong việc tăng VĐL để đạt tiêu chuẩn quy định với chỉ số an toàn vốn là 9%, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, đồng thời các NHTM cổ phần hoạt động kém hiệu quả cũng tránh được nguy có phá sản và nguy cơ đổ vỡ hệ thống.

Qua các phân tích tác động tích cực của hoạt động M&A đối với hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)