Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

3.3.1 Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong việc quản lý và định hƣớng hoạt động M&A trong hệ thống NHTM hƣớng hoạt động M&A trong hệ thống NHTM

Vai trò của NHNN Việt Nam với định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong việc dàn xếp, làm trung gian các hoạt động M&A giữa các TCTD Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi, vì vậy, NHNN nên kết hợp M&A bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:

- Cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Thực tế hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay có khá nhiều ngân hàng yếu kém, hoạt động không hiệu quả và kết quả cuối cùng gây ảnh hưởng tiêu cực đến an tồn của tồn hệ thống. Do đó, NHNN cần khắt khe hơn trong việc đề ra các quy định cho M&A bắt buộc. Đồng thời, NHNN thực hiện tốt vai trò là đầu mối nối kết các NHTM trong hoạt động M&A và có các chính sách ưu đãi về dự trữ bắt buộc,…Có như vậy mới tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết các NHTM với nhau.

- Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn. Với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM, NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về M&A, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo ngân hàng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những vụ M&A đã diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Bởi ở Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A vẫn cịn tương đối mới và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Các cơ quan ban ngành, chức năng cần phải ra sức hỗ trợ cho các TCTC trong quá trình tìm hiểu về M&A để nâng cao nhận thức của các chủ thể. Từ đó, các TCTC sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt cho các thương vụ M&A trong tương lai.

- Ban hành quy trình chuẩn cho các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam: Qua nghiên cứu tình hình M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, tác giả đề xuất một quy trình sáp nhập và mua lại gồm 7 bước như sau: (1)Xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể cho thương vụ M&A; (2) Tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan; (3) Đánh giá các vấn đề liên quan tới tài chính; (4) Xác định hình thức giao dịch M&A; (5) Tiến hành định giá, xác định giá trị của ngân hàng;

(6) Thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng sáp nhập và mua lại; (7) Giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập.

3.3.2 Hỗ trợ, khuyến khích đào tạo các nhà tƣ vấn chuyên nghiệp trong hoạt động M&A

Mặt khác, một đội ngũ tư vấn, môi giới M&A là nhu cầu cần thiết hiện nay. Vì thế, việc xây dựng những chương trình đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn, môi giới chuyên nghiệp là một mục tiêu đáng được quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cho phép một số trường đại học bổ sung kiến thực liên quan đến M&A trong các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán…hoặc cho phép các trường Đại học hay các tổ chức tư vấn mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, cung cấp cho người học những kiến thức sâu hơn, toàn diện hơn về hoạt động M&A. Bước đầu có thể th chun gia nước ngồi về giảng dạy; riêng đối với các chuyên gia, các nhà làm Luật có thể cho họ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngồi, nơi có thị trường M&A lâu đời và phát triển.

3.3.3 Hồn thiện hệ thống thơng tin trong hoạt động M&A

Phải có bộ số liệu chính xác về các ngân hàng trong hệ thống. Đặc biệt, với chức năng quản lý, NHNN cần cập nhập liên tục các thông tin tài chính của các ngân hàng, đồng thời cố gắng xây dựng mơ hình định giá thương hiệu ngân hàng. Nếu có thể, NHNN có thể tư vấn, kết nối các NHTM cổ phần có định hướng sáp nhập để từ đó nhanh chóng tiếp cận với nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)