ASEAN trong tính toán về hịa bình của Mỹ

Một phần của tài liệu Asean trong tính toán chiến lược của mỹ từ 2009 tới nay (Trang 44 - 46)

Trong khu vực mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ cũng như đồng minh của Mỹ là về vấn đề sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) trên bán đảo Triều Tiên. Do các loại vũ khí WMD có thể đe dọa an ninh và lợi ích của Mỹ trên bốn lĩnh vực: 1) Sự tấn công bằng WMD trực tiếp vào nước Mỹ; 2) Tấn công vào lực lượng của Mỹ ở nước ngồi; 3) Tấn cơng vào các đồng minh của Mỹ; 4) Đe dọa chung đến hịa bình và ổn định quốc tế (Bruce W. Jentleson 2004, 317).

Chính sách của Triều Tiên đang ngày càng trở nên tham vọng hơn kể từ sau sự thay đổi nhà lãnh đạo Kim Jong Il sang Kim Jong Un. Lãnh đạo Kim Jong Un từ khi lên cầm quyền đã có những sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của mình cụ thể là với chủ trương phát triển chính sách Byungjin để cùng phát triển song song cả quân sự và kinh tế. Trong khi đó để phát triển được kinh tế, với mối quan hệ ít ỏi của Triều Tiên chủ yếu là các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và với ASEAN, Triều Tiên sẽ cần tới sự hỗ trợ từ các quốc gia này. Trong đó Triều Tiên rất quan tâm tới mơ hình “Đổi mới” của Việt Nam và một nền kinh tế phát triển mạnh khơng chỉ trong khu vực mà cịn trên thế giới như Singapore (Tan, Govindasamy, và Park 2017, 8, 10). Về quân sự Triều Tiên ngày càng tiến hành thử nhiều tên lửa hạt nhân hơn nữa. Tính tới thời điểm hiện tại Triều Tiên đã có sáu lần thử nghiệm tên lửa, năm 2017 Triều Tiên đã thử nghiệm thành công ba tên lửa tầm xa và về mặt lý thuyết có thể tấn cơng Hoa Kỳ (Hilpert 2018, 10).

Dó đó ngồi hợp tác quân sự với các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản trên biển và gây sức ép về kinh tế thông qua cấm vận đối với Triều Tiên, Mỹ nhận thấy điều này khó có khả năng khiến Triều Tiên từ bỏ tham vọng của mình, do đó Mỹ đã dần dần chuyển sang phương án ngoại giao sử dụng sức mạnh mềm để thuyết phục Triều Tiên.

Tuy nhiên Triều Tiên đã nhiều lần rút khỏi cuộc đối thoại sáu bên và cuộc đàm phán vẫn chưa được tái thiết lập kể từ năm 2007 (Nhân dân 2010). Trong khi đó Triều Tiên lại là một trong số những thành viên của ARF một cơ chế về hợp tác an ninh do ASEAN cung cấp, chính vì vậy Mỹ sau khi ký kết hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), tham gia vào các cơ chế khác trong ASEAN bao gồm cả APEC, EAS,…và không ngừng kêu gọi ASEAN hợp tác trong vấn đề Triều Tiên. Đặc biệt hơn trong đó khn khổ diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với 27 thành viên bao gồm tất cả thành viên của các cuộc đối thoại sáu bên đều tham gia ARF thường xuyên. Nhờ vậy mà ARF đã cung cấp không gian ngoại giao cho Triều Tiên, hay nói cách khác ARF là mối liên kết giữa Triều Tiên và các thành viên của cuộc đàm phán sáu bên (Hilpert 2018). Chính vì vậy, thơng qua ASEAN, Mỹ có thể gián tiếp gây sức ép lên Triều Tiên cả về mặt an ninh lẫn kinh tế và từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Mỹ trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên để nhanh chóng đi tới thỏa thuận gỡ bỏ các cơ sở thử nghiệm hạt nhân của nước này.

Ngoài ra việc đưa vấn đề phi hạt nhân hóa WMD vào các diễn đàn khu vực trong khuôn khổ ASEAN không chỉ gây áp lực cho Triều Tiên mà cịn khuyến khích các nước thành viên ASEAN tuân thủ những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Trong đó thời kỳ đầu Mỹ đặc biệt lo ngại về mối quan hệ giữa Myanmar và Triều Tiên khi hai nước vẫn có những giao dịch với nhau trong thời gian Triều Tiên bị cấm vận và lo ngại sự chuyển giao vũ khí hạt nhân WMD của Triều Tiên cho Myanmar. Trong buổi đối thoại của cựu Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton đã nói: “Tơi đã nói chuyện dài ngày hơm qua tại Bangkok về những lo ngại đang được bày tỏ về sự hợp tác giữa Triều Tiên và Myanmar trong việc theo đuổi vũ khí tấn cơng, thậm chí có thể bao gồm cả vũ khí hạt nhân tại một số điểm. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề mà Myanmar đặt ra cho toàn bộ khu vực,

không chỉ đối với Mỹ” (Hillary Clinton 2009). Không chỉ trong các diễn đàn, Mỹ cũng luôn đề cập tới vấn đề Triều Tiên qua các chuyến thăm cấp cao tại các quốc gia trong ASEAN. Bên cạnh đó các quốc gia ASEAN cũng là địa điểm an toàn cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên điển hình trong đó tháng 6/2018 Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp nhau tại Singapore và tháng 02/2019 tại Việt Nam.

Tuy nhiên vấn đề này lại được tổng thống Trump thúc đẩy song phương hơn là đa phương so với thời kỳ tổng thống Obama, tổng thống Trump chủ trương đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, việc lựa chọn địa điểm tại các quốc gia ASEAN không chỉ là nơi tổ chức an toàn được vị lãnh đạo Kim Jong Un và tổng thống Trump lựa chọn mà còn thể hiện vị thế của Mỹ, đặc biệt trong quan hệ tốt với các quốc gia này và nếu Triều Tiên muốn thực hiện được những chính sách của mình đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế thông qua việc học hỏi các quốc gia như Việt Nam hay Singapore thì thơng qua các cuộc đàm phán với môi trường đàm phán thuận lợi như vậy sẽ có lợi hơn đối với Mỹ rất nhiều.

Một phần của tài liệu Asean trong tính toán chiến lược của mỹ từ 2009 tới nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)