Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Asean trong tính toán chiến lược của mỹ từ 2009 tới nay (Trang 50 - 54)

Qua hai giai đoạn của chính quyền Mỹ kéo dài từ năm 2009 tới nay, mặc dù Mỹ có những tính tốn chiến lược cụ thể đối với ASEAN nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích của nước Mỹ, tuy nhiên những tính tốn chiến lược này cũng đem lại những tác động tích cực cho quan hệ giữa Mỹ và ASEAN.

V quan h chính tr - ngoi giao, do tầm quan trọng của ASEAN trong

việc thực hiện và thúc đẩy những tính tốn chiến lược của Mỹ, do đó Mỹ đã tăng cường thúc đẩy quan hệ ngoại giao với ASEAN nói chung và với các nước trong ASEAN nói riêng, chính vì vậy trong giai đoạn này quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và ASEAN đã được nâng lên một tầm cao mới sau một thời gian dài trước đó Mỹ được coi là bỏ bê khu vực này. Cụ thể Mỹ đã ký kết và tham gia tích cực các hoạt động của ASEAN Mỹđã ký kết TAC, từ năm 2009 tới nay đều tham gia đầy đủ các hội nghị trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN như ARF, EAS, APEC, ADMM+,...mặc dù dưới giai đoạn chính quyền Trump có sự không ổn định như thời kỳ trước. Bên cạnh đó Mỹ cũng tích cực ngoại giao và phát triển quan hệ với các nước trong ASEAN, tái khẳng định quan hệ đồng minh với Philippines và Thái Lan, nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia, Việt Nam và lới lỏng nhiều cấm vận đối với Việt Nam và Myanmar cụ thể là các cấm vận về vũ khí đối với Việt Nam và kinh tế đối với Myanmar. Ngoài ra việc hỗ trợ và hợp tác với các nước

ASEAN giải quyết các thách thức khu vực và tồn cầu như các vấn đề an ninh mạng, mơi trường đặc biệt khu vực lưu vực sông Mê Kông, khu vực được coi là đang gặp những vấn đề khủng hoảng về an ninh môi trường nghiêm trọng từ những ảnh hưởng tính tốn lợi ích của Trung Quốc, từ đó cũng đã gia tăng hơn nữa lịng tin của ASEAN đối với Mỹ.

V mt kinh tế - thương mại, quan hệ thương mại giữa Mỹ và ASEAN nhìn chung có sự phát triển tương đối tốt, trong đó Mỹ vẫn là quốc gia có lượng vốn đầu tư cao nhất vào ASEAN, thị trường ASEAN xuất khẩu sang Mỹ đang được cải thiện trong những năm trở lại đây. Khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ hai, Mỹ trởthành nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN, xếp sau là Nhật Bản, Trung Quốc. Hai bên đã thúc đẩy hiệu quả đề xuất của Mỹ trong Sáng kiến vì sự năng động ASEAN (EAI) (về kinh tế - thương mại) và Kế hoạch hợp tác ASEAN (ACP) về hợp tác phát triển. Hai bên cũng đã tiến hành Chương trình hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật ASEAN, tạo những điều kiện quan trọng để ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Mỹ - ASEAN đã triển khai các hoạt động hợp tác trong Chương trình viễn cảnh phát triển ASEAN (ADVANCE) nhằm hỗ trợ các chương trình khu vực và song phương của ASEAN cũng như hỗ trợ nỗ lực liên kết kinh tế và xây dựng cộng đồng của ASEAN; xây dựng các thỏa thuận thương mại thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác Thương mại, Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), các hiệp định thương mại tự do song phương... để mở đường, tạo không gian mới thúc đẩy các cơ chế hợp tác kinh tếđa dạng, nhiều tầng nấc (Nguyễn Thị Thanh Vân 2018).

Mặc dù Mỹ rút ra khỏi TPP khiến cho nhiều quốc gia lo ngại về việc sẽ ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa hai bên, tuy nhiên sau đó Hoa Kỳ đã nhận thức được tầm quan trọng về thương mại đối với ASEAN và đã tích cực thúc đẩy nhiều chính sách hợp tác thương mại khác, dự kiến trong tương lai

mối quan hệ thương mại giữa hai bên còn được thúc đẩy hơn nữa khi mục tiêu giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc và trong vấn đề an ninh năng lượng và cơng nghệ hiện tại hai bên đang tích cực thúc đẩy điều này sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia ASEAN trong tương lai sẽ trở thành một thị trường xuất khẩu và nhập khẩu thay thế dần các sản phẩm từ Trung Quốc giàu tiềm năng của Mỹ và điều này cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho các nước ASEAN khi có một thị trường xuất khẩu rộng lớn là Mỹ thì nền kinh tế của các nước ASEAN sẽ được cải thiện lên rất nhiều.

V an ninh quc phòng, lĩnh vực an ninh quốc phòng được coi là lĩnh vực hợp tác khá chặt chẽ giữa Mỹ và ASEAN khi nhu cầu về quyền lực với Mỹ tại khu vực ngày càng gia tăng qua hai giai đoạn chính quyền Mỹ và ASEAN vẫn cần sự bảo trợ về quân sự của Mỹ tại khu vực trước sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Cụ thể Mỹ tham gia đều đặn các hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ADMM+, hội nghị Shangri – La, tăng cường hợp tác với các quốc gia ASEAN trong việc giải quyết các thách thức từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, thiên tai và đặc biệt với sự hợp tác giữa Mỹ và ASEAN vấn đề Triều Tiên cũng đang dần được cải thiện điều này vừa có lợi cho cả Mỹ và ASEAN khi Mỹ muốn phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cịn ASEAN muốn giữ cho mơi trường trong khu vực ln được hịa bình và ổn định. Nhờ có sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực đặc biệt là sự cứng rắn hơn của Mỹ dưới chính quyền tổng thống Trump đã khiến cho Trung Quốc phải e dè hơn trong việc triển khai cũng như là gây hấn trên biển Đông so với nhiều lần đe dọa tới chủ quyền biển đảo của nhiều quốc gia như Việt Nam và Philippines như dưới chính quyền tổng thống Obama. Bên cạnh đó các vấn đề như cướp biển, sự xuất hiện của khủng bố cũng giảm đi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên các lĩnh vực khác như thương mại, buôn bán giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi hơn bao giờ hết.

V lut pháp quc tế, ASEAN nỗ lực xây dựng một “trật tự pháp lý mới” trên bình diện khu vực và tồn cầu nhằm ngăn chặn tối đa các nước mới trỗi dậy phá vỡ trật tự hiện hành, tạo ra các bất ổn mới. Trong đó, Mỹ nỗ lực bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông và luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế (nhất là UNCLOS). Mỹđã tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông, đồng thời, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế, kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài để thực thi luật pháp quốc tế. Mỹ thúc đẩy liên kết ASEAN theo hướng thể chế hóa, coi việc thực hiện Hiến chương ASEAN, xây dựng cơ chế nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN để hướng sự phát triển của ASEAN tới chuẩn mực chung, một tổ chức chặt chẽ, gắn kết (Nguyễn Thị Thanh Vân 2018). Khi được một cường quốc lớn như Mỹ ủng hộ, thì sự xuất hiện của những mối đe dọa từ việc tranh chấp các vùng lãnh thổ trên biển Đông cũng sẽ giảm đi, điều này cũng hỗ trợ cho những mục tiêu của ASEAN đó là sớm xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và hịa bình trong khu vực.

Một điểm quan trọng nữa đó là mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN càng tăng lên thì vị thế của ASEAN cũng sẽ ngày càng được coi trọng hơn trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có thể thấy rằng khi Mỹ ngày càng có sự coi trọng tới các nước ASEAN hơn thì quan hệ giữa ASEAN và Mỹ cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, điều này tạo điều kiện và thuận lợi cho ASEAN có thể thể hiện được vai trị “trung tâm” của mình trong khu vực, khẳng định hơn nữa vị thế của ASEAN và điều này cũng đem lại nhiều giá trị trong việc mở rộng quan hệ khiến cho mối quan hệ giữa các bên đi vào chiều sâu thực chất hơn từ đó thúc đẩy cho một nền hịa bình và thịnh vượng lâu dài trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Asean trong tính toán chiến lược của mỹ từ 2009 tới nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)