1.2 RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2.3 Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế:
1.2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro:
Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”. Chúng ta có thể hiểu quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các hoạt động, tác động đến các loại rủi ro của tổ chức đó. Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:
Các cá nhân liên quan đến rủi ro và có trách nhiệm quản lý rủi ro phải hiểu rõ về rủi ro
Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị
Rủi ro trong việc quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do hội đồng quản trị đề ra
Quỹ dự phòng bù đắp được các loại rủi ro dự kiến sẽ xảy ra
Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch
Có đủ vốn để bù đắp rủi ro
1.2.3.2 Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế
Quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế là q trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro thanh toán quốc tế, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro thanh tốn quốc tế để thực hiện q trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro thanh toán quốc tế nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
Quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế hiệu quả khơng có nghĩa là rủi ro khơng xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đốn trước và ngân hàng có thể kiểm sốt được.
Mục đích của quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro của hệ thống, của tổ chức, tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hướng bên ngoài cũng như bên trong giúp dự báo được rủi ro để từ đó có giải pháp phịng ngừa, hạn chế.
1.2.4 Giải pháp quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế 1.2.4.1 Rủi ro nghiệp vụ 1.2.4.1 Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nghiệp vụ là những rủi ro gây ra bởi sự không cẩn thận hoặc chuyên nghiệp của cán bộ nghiệp vụ dẫn đến vi phạm quy định, quy trình. Để quản trị rủi ro này cần tập trung vào yếu tố con người:
• Bố trí nhân sự có đủ năng lực, trình độ, chun mơn, tình thần trách nhiệm, sức khỏe tại các vị trí thanh tốn quốc tế
• Nâng cao năng lực, nghiệp vụ, kịp thời cập nhật những thay đổi liên quan nghiệp vụ, những kiến thức mới cho nhân viên thanh tốn quốc tế
• Tổ chức các buổi hội thảo với các ngân hàng đại lý nhằm học hỏi kinh nghiệm xử lý tình huống
• Nâng cao cơng nghệ, giảm thiểu tối đa các bước tác nghiệp thủ công nhằm hạn chế sai sót
1.2.4.2 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá biến động có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp ngoại tệ của ngân hàng, đặc biệt đối với tình hình thị trường ngoại hối biến động mạnh mẽ như hiện nay.Để tránh những rủi ro biến động tỷ giá, đảm bảo khả năng chủ động trong nguồn ngoại tệ cho cả ngân hàng và khách hàng, ngân hàng nên có nhiều sản phẩm phái sinh, mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Ngoài ra ngân hàng nên thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các chính sách lãi suất chiết khấu, phí báo có ngoại tệ, tỷ giá… để có nguồn ngoại tệ dồi dào.
1.2.4.3 Rủi ro đạo đức các bên tham gia
Rủi ro đạo đức phát sinh từ nguyên nhân sâu xa là thơng tin khơng đầy đủ và chính xác.Do đó cần khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng giữa các bên tham gia. Ngân hàng phải thu thập thông tin về ngân hàng nước ngồi và có sự tư vấn cần thiết cho khách hàng.Ngân hàng phải có chính sách khách hàng phù hợp, tìm hiểu kỹ khách hàng mới, định kỳ theo dõi, đánh giá lại năng lực của khách hàng.
1.2.4.4 Rủi ro quốc gia
Đối với những quốc gia có nền kinh tế chính trị khơng ổn định, có mức độ rủi ro cao, ngân hàng cần khuyến cáo đến khách hàng, hạn chế giao dịch hoặc có những biện pháp đảm bảo khác trước khi giao dịch, chẳng hạn như dùng LC xác nhận. Bên cạnh rủi ro quốc gia thì rủi ro pháp lý cũng rất khó phịng tránh bởi nó phụ thuộc vào mơi trường pháp lý của từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho mình, khi ký hợp đồng ngoại thương các doanh nghiệp cũng chú ý, dẫn chiếu đến các nguồn luật, tòa án tại quốc gia sao cho có lợi nhất cho mình.
1.3. Kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế toán quốc tế
1.3.1 Thành lập trung tâm thương mại
Xu hướng chung hiện nay là các ngân hàng dần dần hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin nhằm xử lý tập trung các giao dịch thanh toán của nhiều nước, chi nhánh về một trung tâm.Một số ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh đã tập trung hình thành trung tâm tài trợ thương mại như Citi Bank, có trung tâm tại Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử lý tại Thượng Hải (Trung Quốc), American Express Bank có trung tâm tại Singapore….
1.3.2 Phân loại khách hàng
Các ngân hàng nước ngồi có những tiêu chuẩn để phân loại khách hàng thuộc loại khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình và xấu.Tùy mỗi ngân hàng mà
có hệ thơng tiêu chuẩn phân loại khác nhau.Khi tiến hành giao dịch với một khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào. Đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, bảo lãnh mở thư tín dụng có thể ký quỹ là 0%.
1.3.3 Đầu tư vào công nghệ cao
Sử dụng chung nguồn dữ liệu nội bộ: Các ngân hàng nước ngồi thường sử
dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin để giảm thiểu rủi ro. Các chi nhánh của cùng một ngân hàng có thể truy cập thơng tin của nhau nhằm phục vụ cho cơng việc của mình, do đó giảm rủi ro thiếu thơng tin.
Dần sử dụng chương trình xuất trình chứng từ điện tử: Hiện nay Ngân
hàng Trung Quốc (Bank of China) và Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) vừa hoàn thành chương trình hợp tác xuất trình chứng từ điện tử đầu tiên của hai bên dựa trên nền tảng Bolero. Các chứng từ xuất trình trên nền tảng Bolero theo chương trình hợp tác này bao gồm các chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ và vận đơn điện tử.Bank of China là ngân hàng đầu tiên trong số 4 ngân hàng khổng lồ của Trung Quốc áp dụng phương thức xuất trình chứng từ điện tử. Các ngân hàng Trung Quốc hiện nay rất quan tâm đến việc sử dụng chứng từ và vận đơn điện tử. Bank of China với tư cách một ngân hàng lớn của Trung Quốc, rất muốn được tham gia vào một chương trình đã được kiểm định và chứng minh đáp ứng được các yêu cầu trong lĩnh vực ngân hàng.RBS đã có một lịch sử lâu dài làm việc với Bolero và là ngân hàng đầu tiên triển khai nền tảng thực hiện phương thức xuất trình chứng từ điện tử tồn cầu. Xuất trình chứng từ điện tử giúp khách hàng đơn giản hóa quy trình giao dịch tài trợ thương mại, rút ngắn thời gian bán hàng đồng thời tối đa hóa vốn lưu động. Quyết định của Bank of China sử dụng nền tảng Bolero cho thấy sự cần thiết của các ngân hàng và doanh nghiệp trong việc lựa chọn hệ thống thương mại điện tử thành công và kinh nghiệm trong các giao dịch tài chính bao gồm các vận đơn điện tử và các chứng từ khác theo thư tín dụng.
Triển khai công nghệ nhận dạng ký tự để kiểm tra L/C: Hiện nay ngân
hàng Citibank đang phát triển công nghệ Optical Character Recognition - OCR (Nhận dạng ký tự), nhằm giúp cho việc xử lý các thư tín dụng (L/C) và các chứng từ thương mại trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.Cơng nghệ này là thực sự cần thiết do yêu cầu đối với chứng từ bằng giấy vẫn sẽ tiếp diễn trong tương lai gần.Trong khi nhiều quy trình ngân hàng được xử lý ngày càng nhanh và chính xác hơn nhờ ứng dụng những cơng nghệ tiên tiến thì L/C vẫn phải xử lý trên giấy tờ. Một xuất trình theo L/C cho dù theo cách thơng thường hay xuất trình điện tử thì nó cũng cần được kiểm tra một cách thủ cơng. Bên cạnh đó, việc xử lý các chứng từ thương mại như hóa đơn, vận đơn cũng vẫn phải dựa trên những chứng từ bằng giấy. Việc ứng dụng công nghệ OCR để quét chứng từ, nhờ đó dữ liệu có thể được lấy ra từ hình ảnh và có thể đọc được bằng máy.Dữ liệu sau khi quét sẽ được gửi tới trung tâm kiểm tra dữ liệu ở một nơi khác với chi phí thấp.
1.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực
Citi Bank, HSBC là những ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên viên tư vấn nghiệp vụ cao cấp có thể giải đáp thắc mắc, các tình huống phức tạp cho các chi nhánh.Nhân viên của họ làm việc chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thuần thục, họ có tính kỷ luật cao và ln đặt cơng việc lên hàng đầu.
1.3.5 Phịng quan hệ quốc tế có chức năng về thông tin, cảnh báo
Các ngân hàng trên thế giới thường thành lập phòng quan hệ quốc tế, phịng này có chức năng thu thập và cung cấp thông tin về các ngân hàng và quốc gia trên thế giới.Lợi thế của các ngân hàng này là có rất nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới giúp cho phịng quan hệ quốc tế có những thông tin cần thiết về các ngân hàng, về từng quốc gia trên thế giới.Phòng quan hệ quốc tế thường có những cẩm nang giúp cho các giao dịch hàng ngày diễn ra hiệu quả chính xác.Cẩm nang này được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với đặc trưng của mỗi nước, mỗi chi nhánh.Ngoài ra, phịng quan hệ quốc tế ln đưa ra những cảnh báo về rủi ro quốc gia, rủi ro khi ngân hàng giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính tại quốc gia
đó.Điều này giúp cho các chi nhánh có những định hướng trong giao dịch bảo lãnh tín dụng chứng từ tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia mà đưa ra những điều kiện về khách hàng khác nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đề cập đến các vấn đề lý luận về tổng quan thanh toán quốc tế như khái niệm, vai trị của thanh tốn quốc tế, phân loại các phương thức thanh tốn quốc tế hiện nay.Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày về các khái niệm cơ bản của rủi ro trong thanh toán quốc tế, phân loại các rủi ro theo nguyên nhân từ đó nghiên cứu các kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới về cách phòng ngừa rủi ro trên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 2.1. Giới thiệu đôi nét về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên viết tắt: BIDV
Năm Diễn biến
1957 Được thành lập với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính, 100 % sở hữu Nhà nước
1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam(trực thuộc Ngân hàng Nhà nước)
1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1992 Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài
1995 Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại
2001 Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000
2001-2006 Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng
2006 Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thuê tổ chức định hạng quốc tế Moody’s để xếp hạng tín nhiệm BIDV và các chỉ số xếp hạng đều đạt mức trần quốc gia
2008 Chuyển đổi mơ hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2 2011 Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang loại hình Cty Tnhh
Một Thành Viên do nhà nước làm chủ sở hữu
27/04/2012 Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng BIDV
Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trị và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã Được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Từ 27/04/2012 đến nay chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép Thành Lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 04 năm 2012 và Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp số 010015061, đăng ký thay đổi lần thứ 14 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 07 tháng 06 năm 2013.
Mạng lưới hoạt động: Khối ngân hàng:
Ngân hàng đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, nâng tổng số điểm mạng lưới của ngân hàng đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 lên 127 chi nhánh và sở giao dịch, 503 phòng giao dịch, 95 quỹ tiết kiệm và là một trong 3 ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất
Việt Nam.
Đơn vị tính: đơn vị
Năm Chi nhánh Phịng giao dịch Quỹ tiết kiệm
2010 112 349 130
2011 118 376 150
2012 117 432 113
2013 127 503 95
Nguồn: Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.2: Mạng lưới ngân hàng BIDV từ năm 2010-2013 Khối công ty con:
Tính đến 31/12/2013, BIDV đã có 6 cơng ty con bao gồm Cơng ty cho th tài chính BIDV (BLC), Cơng Ty TNHH Quản Lý Nợ Và Khai Thác Tài Sản BIDV (BAMC), Công Ty Cổ Phần Chứng Khốn BIDV (BSC), Tổng Cơng Ty Bảo Hiểm BIDV (BIC), Công Ty TNHH BIDV Quốc Tế (BIDVI) và Công ty Liên Doanh Bảo Hiểm Lào Việt (LVI)
Khối cơng ty liên kết:
Tính đến 31/12/2013, BIDV đã có 02 cơng ty liên kết :Cơng ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC) và Công ty Cổ phần Phát triển Đường cao tốc BIDV (BEDC).
Khối cơng ty liên doanh:
Tính đến 31/12/2013, BIDV đã có 05 đơn vị liên doanh bao gồm Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB), Ngân hàng liên doanh VID Public Bank, Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV (BIDV Tower), Công ty liên doanh quản lý đầu Tư BIDV-Việt Nam Partners (BVIM)
Về nhân sự
Cùng với quá trình tái cơ cấu ngân hàng, các ngân hàng thương mại đang từng bước cơ cấu nguồn nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tiết kiệm chi phí.Tính đến ngày 31/12/2013 tình hình nhân sự của BIDV bao gồm 18.231 người